LGBTQ+ là một thuật ngữ viết tắt dùng để mô tả các xu hướng tính dục (ngoài dị tính) của con người. Sự đa dạng của xu hướng tính dục càng giúp thuật ngữ này mở rộng và phát triển rộng rãi hơn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về LGBT+ và cộng đồng LGBTQ+ nhé.
1. LGBTQ+ là gì?
LGBTQ+ là viết tắt của đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới và các xu hướng tính dục khác. Bốn chữ cái đầu tiên của từ viết tắt đã được sử dụng từ năm 1990 nhưng trong những năm gần, xã hội đã nâng cao nhận thức về việc hiện diện của các xu hướng và bản dạng giới khác nhau. Dấu “+” đại diện cho sự hiện diện đa dạng của các nhóm khác trong cộng đồng LGBT như: Non – binary (phi nhị nguyên giới), Pansexual (người toàn tính), Asexual (người vô tính),…
1.1 Nguồn gốc của thuật ngữ LGBTQ+
Hiện nay, cộng đồng LGBT không chỉ dừng lại ở các chữ viết tắt là L, G, B, T mà nó còn được nhân rộng, đa dạng nhiều chữ cái hơn nữa, chẳng hạn LGBT+, LGBTQ+, LGBTQIA+,… Dấu “+” đứng cuối cùng đại diện cho những nhóm xu hướng tính dục thiểu số, thể hiện sự đa dạng của cộng đồng LGBT+.
Vào những năm 80, phong trào vận động quyền của cộng đồng LGBT bắt đầu lan tỏa ở quy mô quốc gia, lúc đó thuật ngữ “gay” vẫn còn đại diện cho người đồng tính. Cho đến cuối thập niên 80, các cuộc vận động đấu tranh của người đồng tính nữ và song tính mạnh mẽ hơn, đánh dấu sự ra đời của cụm “LGB” – chỉ những nhóm thiểu số về tính dục.
Phải đến những năm 90, chữ T đại diện cho người chuyển giới mới được hiện diện. Theo đó các chữ cái viết tắt tượng trưng cho các nhóm tính dục cũng lần lượt ra đời. Điển hình chữ Q – Queer có nghĩa là “dị”, “kì lạ” hàm ý kỳ thị cộng đồng cũng phổ biến hơn và mang sắc thái trung lập.
1.2 Ý nghĩa chính xác của các chữ viết tắt
– L (lesbian): Đồng tính nữ chỉ những người sinh ra có giới tính sinh học và nhận thức là nữ, bị thu hút bởi những người nữ cùng giới.
– G (Gay): Đồng tính nam chỉ người sinh ra có giới tính sinh học và nhận thức là nam, bị hấp dẫn bởi những người nam cùng giới.
– B (Biesexual): Lưỡng tính hoặc song tính luyến ái chỉ những người bị hấp dẫn về mặt cảm xúc và thể chất với những người cùng giới hoặc khác giới.
– T (Transgender): Chuyển giới là một khái niệm để mô tả những người có bản dạng giới khác với giới tính khi họ sinh ra. Chẳng hạn bạn sinh là nữ nhưng có nhận thức và suy nghĩ mình là nam và ngược lại.
– Q (Queer hoặc Questioning): Đúng như nghĩa đen của nó là “dị”, “kì lạ” đây là khái niệm để chỉ người có biểu hiện khác với tiêu chuẩn, quy tắc chung của xã hội. Queer có thể đồng tính, lưỡng tính hoặc vô tính.
– Dấu “+” dùng để thể hiện tất cả các bản dạng giới và xu hướng tính dục chưa được đề cập đến trong năm chữ cái đầu.
2. Một số thuật ngữ cần biết trong cộng đồng LGTBQ+
Thuật ngữ LGBTQ+ ra đời là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự hiện diện của nhiều xu hướng tính dục khác. Một số khái niệm mới mà bạn nên biết khi tìm hiểu về cộng đồng LGBTQ+.
– Q (Queer):Tượng trưng cho những cá nhân có xu hướng tính dục không thuộc các phân loại khác.
– I (Intersex): Khái niệm để chỉ người liên giới tính, những người có đặc điểm giới tính không điển hình là nam hay nữ. Ví dụ, một bé trai có dương vật nhỏ hơn trung bình hoặc có rãnh nhỏ như âm đạo thì được xếp vào loại này.
– A (Asexual): Chỉ những người vô tính không bị hấp dẫn hay thu hút bởi bất kỳ giới tính hay xu hướng tính dục nào.
– P (Pansexual): Là người toàn tính, bị hấp dẫn bởi bất kỳ giới tính nào, bao gồm nam giới, nữ giới, đồng tính, song tính, chuyển giới,…
Trong vài ba thập kỷ trở lại đây, những người thuộc cộng đồng LGBTQ+ đã được coi như là người bình thường, thậm chí nhiều người còn tham gia các hoạt động chính trị và đem lại nhiều thành tựu. Điều này, càng thể hiện sự hiện diện mạnh mẽ của họ và nhận thức cởi mở của xã hội về cộng đồng này.
3. Ý nghĩa quan trọng của thuật ngữ LGBTQ+
Gần đây, nhiều người thắc mắc tại sao cộng đồng lại có nhiều nhãn dán mới như vậy. Liệu có thực sự cần thiết hay đây chỉ là sự khoa trương của cộng đồng LGBTQ+. Vậy ý nghĩa sâu xa của cụm từ này là gì mà quan trọng đến thế?
3.1 Tượng trưng cho sự thấu hiểu và tôn trọng bản thân
Ngay từ khi còn nhỏ chúng ta đã được định sẵn là con gái phải dịu dàng, đảm đang; con trai thì phải mạnh mẽ, độc lập. Không chỉ người dị tính bị dập khuôn như vậy, kể cả người thuộc cộng đồng LGBTQ+ cũng phải trải qua định kiến về giới.
Những người cảm thấy mình không giống với định kiến giới luôn có mặc cảm e ngại, sợ hãi hoặc tìm cách chối bỏ điểm khác biệt của mình. Họ luôn có nhu cầu xác định bản thân: Mình là ai, tại sao lại như vậy? Đây chính là lý do các tên gọi ra đời để họ có sự nhận thức, thấu hiểu và chấp nhận bản thân.
3.2 Gắn kết cộng đồng
Việc có một tên gọi chính thức sẽ giúp người thuộc cộng đồng LGBTQ+ xác định được danh tính của mình, từ đó họ mới tìm thấy và kết nối với những cá nhân có bản dạng giới hay xu hướng tính dục như mình. Qua đó, họ có thể kết nối với các nhóm lớn hơn, cùng nhau phát triển tạo ra những giá trị văn mình cho chính cộng đồng của mình.
3.3 Nâng cao nhận thức về giới và xu hướng tính dục
Đối với xã hội, cụ thể hóa các xu hướng tính dục phức tạp bằng một tên gọi sẽ giúp truyền đạt thông tin nhanh chóng, dễ hiểu tới mọi người hơn. Nó cho phép các cá nhân trong cộng đồng LGBTQ+ hiện diện như một chủ thể ràng chứ không mơ hồ như trước. Điều này giúp quá trình vận động quyền LGBT có ý nghĩa và lan tỏa mạnh mẽ không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Hiểu về bản dạng giới và các xu hướng tính dục theo tên gọi nhất định là điều vô cùng quan trọng trong quá trình hoạch định chính sách và ban bố luật. Nhờ có tên gọi chi tiết, các nhà chức trách mới biết chủ thể/đối tượng đang nói đến là ai, họ có đặc điểm gì và tại sao họ cần quyền lợi, chính sách đó.
Ngày nay, LGBTQ+ không phải để chỉ những nhóm người yếu thế mà nó đại diện cho cả một cộng đồng đa dạng và bình đẳng về giới và xu hướng tính dục. Nó ra đời với sứ mệnh tạo ra sự hiện diện của một cộng đồng trong bối cảnh những nhận thức hay quyền lợi chưa được xã hội công nhận.