LGBT chiếm bao nhiêu dân số thế giới? Hiện nay tại Việt Nam, LGBT có khoảng 1,65 triệu người thuộc cộng đồng LGBT (chiếm khoảng 3 – 5% dân số). Trên thực tế, con số này phải lớn hơn rất nhiều vì có nhiều lý do khiến kết quả điều tra thiếu chính xác.
1. Cộng đồng LGBT chiếm bao nhiêu dân số thế giới
LGBT là cụm từ viết tắt của 4 chữ cái Lesbian (đồng tính nữ), Gay (đồng tính nam), Bisexual (song tính), Transgender (người chuyển giới). Đây là các thuật ngữ đại diện cho 4 nhóm người có 4 xu hướng “tình cảm” khác nhau. Ngày nay, cộng đồng LGBT không chỉ dừng lại ở các chữ cái trên mà ngày càng được mở rộng vì ngày càng có nhiều sự đa dạng về xu hướng tính dục.
Nhiều người cho rằng với sự gia tăng về bản dạng giới, xu hướng tính dục chứng tỏ cộng đồng LGBT ngày một phát triển lớn mạnh và chiếm tỉ trọng không nhỏ so với dân số toàn cầu. Tuy nhiên hiện nay chưa có một con số thống kê chính xác để biết cộng đồng LGBT chiếm bao nhiêu dân số thế giới.
Theo báo cáo từ Tổ chức WHO của Liên hợp quốc thì có khoảng 3% dân số có khuynh hướng là người đồng tính, nếu con số này áp dụng ở Việt Nam thì là 3 triệu người.
Trên thực tế, theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế xã hội và môi trường (iSEE), Việt Nam đang có khoảng 1,65 triệu người đồng tính, song tính và chuyển giới có độ tuổi từ 15 – 59 (chiếm 3-5% dân số cả nước). Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cũng ước tính Việt Nam có khoảng 50.000 – 120.000 người đồng tính, chiếm khoảng 0,06 – 0,15% một số rất nhỏ.
Năm 2015, Bộ Y Tế nước ta cũng công bố đã nhận được hơn 600 hồ sơ cá nhân đề xuất chuyển đổi giới tính sau khi họ thực hiện phẫu thuật chuyển giới. Nhưng đây chỉ là con số trên giấy tờ vì còn rất nhiều người chuyển giới đăng ký phẫu thuật tại nước ngoài do pháp luật Việt Nam chưa công nhận luật chuyển giới.
Tại Mỹ, rất nhiều người cho rằng tỷ lệ cộng đồng LGBT đã chiếm đến 24% dân số nhưng thực tế con số này chỉ dừng lại ở mức 4% và người chuyển giới cũng chỉ chiếm 0,3% dân số toàn nước Mỹ.
2. Cộng đồng chiếm số lượng đông đảo nhất trong LGBT
Hiện nay chưa có nghiên cứu tổng thể nào để thống kê chính xác xu hướng tính dục nào phổ biến và chiếm đông đảo nhất trong cộng đồng LGBT. Bởi vì có khá nhiều lý do khiến các cuộc điều tra, khảo sát gặp khó khăn mà trong đó rào cản lớn nhất việc họ chưa tự tin công khai xu hướng giới tính của mình.
Gần đây có một xu hướng tính dục được nhiều người quan tâm và có các nghiên cứu về họ đó chính là người song tính (hay gọi là bisexual). Bisexual là thuật ngữ dùng để chỉ người bị hấp dẫn về mặt tình cảm hay tình dục với cả nam và nữ. Một số quốc gia thu thập về số lượng người song tính chiếm khoảng 1-2% (theo US CDC, 2019), có khi cao hơn tùy vào cách nghiên cứu.
Một số giả thuyết cho rằng mọi người sinh ra đều là song tính, chỉ là mức độ thiên về giới nào khác nhau. Vì đó là xu hướng cảm nhận bên trong nên không thể nhìn bên ngoài để nhận biết.
Vì đặc điểm đó nên người song tính không chỉ bị xã hội mà thậm chí người trong cộng đồng LGBT gắn mác là lăng nhăng, không chung thủy, đua đòi. Nhưng trên thực tế người song tính không yêu đồng thời cả hai giới, mà dù bạn có ở xu hướng tình cảm nào cũng có thể chung thủy hoặc không.
3. Những khó khăn trong việc thống kê số liệu LGBT hiện nay
Thuật ngữ LGBT đã không còn quá xa lạ trong cộng đồng hiện nay thế nhưng các cuộc nghiên cứu, điều tra về cộng đồng này còn khá khiêm tốn, nhất là ở Việt Nam. Có rất nhiều rào cản khiến công tác nghiên cứu gặp khó khăn như rào cản về gia đình, bạn bè, môi trường sống, xã hội,… và các yếu tố khác nữa.
3.1 Chưa nhiều người muốn Come-out
Come-out hay còn gọi là công khai xu hướng tính dục của bản thân là điều mà bất kỳ bạn nào trong cộng đồng LGBT muốn thực hiện và muốn được xã hội đón nhận như một người bình thường.
Tuy nhiên, họ gặp rất nhiều rào cản trên con đường này. Họ sợ rằng khi công khai sẽ bị mọi người tò mò, bị nhìn bằng ánh mắt soi mói, bị những hành động lời nói, tiêu cực từ gia đình, bạn bè, xã hội làm cho tổn thương. Lường trước những khó khăn ấy, nhiều người đã chọn cách che giấu bản dạng giới và xu hướng tính dục của mình.
Đặc biệt, vẫn còn nhiều bạn chưa dám thừa nhận hoặc chưa tìm thấy mình đang thuộc xu hướng tính dục nào. Họ rất nhạy cảm khi nhắc đến vấn đề giới tính của mình. Đây chính là lý do khiến các nhà nghiên cứu khó khăn khi tiếp cận với cộng đồng LGBT, khó khăn để đưa ra kết quả khảo sát chính xác.
3.2 Nhiều đất nước có định kiến với LGBT
Trên thế giới hiện nay, vẫn còn hơn 80 quốc gia không ủng hộ cũng như phân biệt đối xử, kỳ thị với cộng đồng LGBT trong khi con số ủng hộ chỉ có 25 nước. Tại các quốc gia này, đồng tính vẫn bị xem là một căn bệnh, là vi phạm pháp luật. Một số nơi còn cấm người thuộc cộng đồng LGBT đến các cửa hàng, trung tâm công cộng, hay thậm chí là cấm tình yêu, hôn nhân đồng giới. Họ cho rằng hôn nhân đồng giới là trái với văn hóa, đạo đức xã hội truyền thống và gây ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục.
Một số nước có phản ứng gay gắt nhất với cộng đồng LGBT kể đến như: Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Nga, Uganda, Nigeria, Jamaica.
3.3 Còn nhiều người chưa hiểu rõ về bản thân
Khác với người dị tính khi sinh ra đã biết mình là nam hay nữ, với các bạn trong cộng đồng muốn biết mình là ai thì cần trải qua một quá trình, vài tháng, vài năm thậm chí là lâu hơn. Bởi ngay từ nhỏ mọi người đều sống trong một “khuôn mẫu” là nữ thì phải điệu đà, nam phải mạnh mẽ, nữ phải yêu nam và ngược lại.
Rất nhiều bạn cảm thấy ngộp thở trong chiếc hộp định kiến, thấy mình không giống như vậy nhưng lại không dám thoát ra để tìm con người thật sự của mình. Đôi khi có những bạn lại không thể chấp nhận “sự khác biệt” đó, tìm cách che giấu hoặc xa lánh xã hội. Vì không biết mình ai nên nhiều bạn không thể công khai xu hướng tính dục của mình. Vậy nên các nhà nghiên cứu rất khó khăn để tiếp cận khách hàng cũng như khiến họ mở lòng để chia sẻ câu chuyện của mình.
3.4 Khảo sát chưa thực sự chi tiết và rõ ràng
Hầu hết các nghiên cứu chủ đề LGBT chỉ dừng lại ở quy mô vừa, trên một số lượng mẫu nhỏ nên kết quả chỉ có thể đúng trong một thời gian nhất định. Hơn nữa, quy trình thực hiện cũng chưa chi tiết và rõ ràng do khó tiếp cận với khách hàng nên ảnh hưởng nhiều đến việc nghiên cứu.
Do đó, chúng ta cần những chuyên gia giàu kinh nghiệm am hiểu cộng đồng LGBT để định hướng, xây dựng các chủ đề, phương pháp nghiên cứu về lĩnh vực này.
Dù chưa có nhiều nghiên cứu chính xác về việc LGBT chiếm bao nhiêu dân số thế giới nhưng qua đó ta có thấy họ chỉ chiếm một phần rất nhỏ và ngày càng đa dạng về xu hướng tính dục. Họ cũng giống như chúng ta, mong muốn được yêu và được đối xử bình đẳng. Mong rằng trong tương lai sẽ có thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu về cộng đồng LGBT để xã hội có cái nhìn đúng đắn về họ.