LGBT là một thuật ngữ không còn quá mới lạ tại Việt Nam hiện nay. Cùng với sự phát triển nhận thức của xã hội, có rất nhiều nghiên cứu về cộng đồng LGBT được thực hiện với nhiều mục đích tốt đẹp. Dưới đây là các đề tài đã nghiên cứu về cộng đồng LGBT ở Việt Nam được đánh giá rất cao và mang lại nhiều giá trị.
1. Cộng đồng LGBT ở Việt Nam là gì?
LGBT là cụm từ viết tắt của 4 chữ cái Lesbian (đồng tính nữ), Gay (đồng tính nam), Bisexual (song tính), Transgender (chuyển giới). Nếu như trước đây LGBT chỉ được biết đến là cộng đồng những người đồng tính thì hiện nay nó là phát triển đa dạng hơn. Có nhiều bản dạng giới và xu hướng tính dục được công khai góp phần làm cho cộng đồng này ngày một phong phú, lớn mạnh hơn.
Lá cờ lục sắc gồm 6 màu: đỏ, cam, vàng, xanh lá, xanh dương và tím là biểu tượng đại diện cho cộng đồng LGBT. Vài năm trở lại đây, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những cái nhìn tích cực và thậm chí chấp nhận hôn nhân đồng giới. Do vậy cuộc sống của họ cũng trở nên thoải mái và có nhiều cơ hội phát triển hơn.
Tại Việt Nam, dù luật hôn nhân đồng giới hay luật chuyển giới chưa được thông qua nhưng mọi người đã có cái nhìn tích cực hơn về cộng đồng LGBT. Hằng năm, có rất nhiều sự kiện, tổ chức nhằm tuyên truyền hoặc kết nối mọi người với cộng đồng. Đồng thời, nó cũng cổ vũ các bạn LGBT tự tin “come out”, tự tin sống là chính mình.
2. Các đề tài đã nghiên cứu về cộng đồng LGBT ở Việt Nam
LGBT luôn là một chủ đề nóng hổi thu hút sự chú ý của nhiều người. Vì thế một số đề tài về LGBT được thành lập nhằm tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về họ. Có khá nhiều đề tài thành công và mang lại những giá trị tốt đẹp cho LGBT mà bạn không thể bỏ qua.
2.1 Nhận diện các vấn đề pháp lý về người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam hiện nay
Đề tài này được thực hiện bởi Trương Hồng Quang, Nghiên cứu viên của Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp. Tác giả đã đưa ra nghiên cứu chi tiết về cộng đồng LGBT bao gồm người song tính, đồng tính, chuyển giới cùng với đó là những vấn đề về quyền LGBT, những khó khăn họ gặp phải trong cuộc sống và trong luật pháp. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra một số quan điểm của các quốc gia trên thế giới về LGBT, đặc biệt là tại Việt Nam.
Trong đề tài nghiên cứu, tác giả cũng đưa ra cái nhìn cụ thể, thực tế về cộng đồng LGBT thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Qua đó, tác giả gửi gắm những suy nghĩ tích cực, mong muốn xã hội có cái nhìn thiện cảm về LGBT, luôn tôn trọng và đối xử bình đẳng với họ.
2.2 Thái độ của học sinh, sinh viên hiện nay về vấn đề đồng tính
Đề tài nghiên cứu này được xây dựng và phát triển bởi nhóm học sinh của Trường THPT chuyên Thăng Long – Đà Lạt. Và nó đã giúp các bạn trẻ đạt giải xuất sắc toàn diện của cuộc thi Intel ISEF – giải Nobel dành cho học sinh có tài năng khoa học, nghiên cứu.
Thông qua các cuộc khảo sát, thống kê về thái độ, suy nghĩ của học sinh, sinh viên hiện nay đối với cộng đồng LGBT, người đồng tính, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp, phân tích để đưa ra các vướng mắc các bạn sinh viên đang gặp phải. Đồng thời, nó cũng cho thấy thái độ của giới trẻ hiện nay có thực sự thoải mái, cởi mở với LGBT hay không.
Nhờ chỉ ra được vướng mắc, đề tài đã đưa ra được những lời khuyên đúng đắn cho những bạn trẻ đồng tính, giúp họ tự tin đối mặt với gia đình, xã hội khi quyết định “come out”. Song song với đó, đề tài cũng đề xuất các kiến nghị bổ sung việc giáo dụng giới tính vào học đường để giúp thế hệ mai sau có cái nhìn đúng đắn, khách quan và toàn diện về cộng đồng LGBT.
2.3 Tôi ủng hộ hôn nhân đồng tính tại Việt Nam
Đề tài này được nghiên cứu bởi Đào Thị Hiện – sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đồng tính trong xã hội qua đó bày tỏ suy nghĩ, quan điểm cá nhân có nên chấp nhận hôn nhân đồng tính tại Việt Nam không.
Theo đó, đề tài đã chỉ ra các quan điểm về hôn nhân đồng tính tại Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại. Tiếp đó, là những cơ sở, nghiên cứu y khoa, giải thích cho sự xuất hiện của người đồng tính để chứng minh rằng họ cũng giống như người bình thường. Đồng thời, tác giả cũng phê phán những quan điểm, định kiến sai lầm về người đồnh tính trong suy nghĩ của nhiều người.
Điều đặc biệt cũng như mục đích chính của đề tài này chính là đưa ra kiến nghị về luật sửa đổi hôn nhân và gia đình Việt Nam, thể hiện sự ủng hộ với hôn nhân đồng tính để cho thấy sự công bằng, bình đẳng của xã hội.
2.4 Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tính của người chuyển giới ở Việt Nam
Đây là một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISSE). Đề tài này đề cập đến ba mục đích chính đó là: đưa ra hiện trạng trải nghiệm y tế gồm sử dụng hormone và phẫu thuật của người chuyển giới; khám phá nhu cầu về y tế, tâm lý và pháp luật đồng thời đưa ra kiến nghị nhằm đáp ứng nhu cầu của họ.
Sau nhiều cuộc thống kê, khảo sát thì nghiên cứu đã cho thấy rằng nhu cầu sử dụng hormone và phẫu thuật không hề nhỏ nhưng vẫn còn khá nhiều rào cản như kinh tế, sức khỏe, tôn giáo khiến họ chưa thể tiếp cận được. Hơn nữa, hai vấn đề này ở Việt Nam vẫn được chưa được luật pháp thừa nhận nên các cơ sở y tế chưa xây dựng được đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm có chuyên môn về việc chuyển giới. Vì vậy người chuyển giới khó tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng cao và phải tự tìm hiểu thông tin liên quan đến việc chuyển giới tính hoặc tìm đến những cơ sở “chui” kém chất lượng.
Nghiên cứu đưa ra kiến nghị về việc ban hành luật pháp liên quan đến chuyển đổi giới tính để người chuyển giới có thể tiếp cận với các dịch vụ an toàn, được chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở thân thiện, dịch vụ chất lượng.
3. Sự thay đổi của cộng đồng về LGBT sau khi các đề tài xuất hiện
Không thể phủ nhận, hàng loạt các nghiên cứu về cộng LGBT ra đời đã đem lại rất nhiều tín hiệu tích cực, giúp cộng đồng LGBT được nhận diện và có tiếng nói hơn. Thứ nhất, các đề tài về đã chỉ ra được hiện trạng mà cộng đồng LGBT đang gặp phải như quyền LGBT chưa được công nhận, kết hôn và có con, trải nghiệm dịch vụ y tế, tìm kiếm việc làm,… để xã hội có thể thấy được khó khăn mà họ đang gặp phải. Từ đó, có cái nhìn tích cực cũng như có các giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ cộng đồng LGBT.
Thứ hai, một số đề tài nghiên cứu chuyên sâu về người song tính, đồng tính, chuyển giới đã cung cấp nhiều thông tin để mọi người có có thể thấy được sự hiện diện của họ, hiểu họ là ai, họ có mong muốn gì. Điều này đã khiến nhiều nhóm người trong cộng đồng LGBT tự tin hiện diện, sẵn sàng “come out” và sống cởi mở với xã hội hơn.
Thứ ba, các đề xuất của những đề tài nghiên cứu liên quan đến quyền LGBT, chuyển đổi giới tính, quyền nhân thân và hộ tịch, quyền kết hôn cùng giới đã giúp cộng đồng LGBT có được những quyền cơ bản. Chẳng hạn như việc thay đổi họ tên hoặc một số thông tin nhân thân trên giấy tờ.
4. Những khó khăn khi tìm hiểu đề tài nghiên cứu về cộng đồng LGBT
Có thể nói LGBT vẫn luôn một lĩnh vực mới, nhiều nhạy cảm cũng như còn rất nhiều định kiến tại Việt Nam. Vậy nên trong quá trình nghiên cứu, khảo sát rất nhiều nhóm tác giả gặp không ít khó khăn khiến nhiều đề tài tưởng chừng như phải bỏ dở.
Đầu tiên, những tài liệu nghiên cứu về LGBT tại Việt Nam chưa nhiều và đó là những tài liệu đã cũ, độ chính xác không còn cao. Thế nên, các nhóm nghiên cứu cần phải tham khảo nhiều tài liệu cũng như trao đổi với các chuyên gia nước ngoài để tìm hiểu thêm.
Tiếp theo, muốn tiếp cận với cộng đồng LGBT rất khó khăn. Bởi nhiều người họ không muốn lộ diện, không muốn công khai giới tính của bản thân và họ cũng là những người nhạy cảm, không thích tiếp xúc với người lạ. Có những bạn chúng ta phải làm quen dần dần, thậm chí mất vài tháng trời mới thu thập được chút thông tin.
Cuối cùng, vì đây là một lĩnh vực nghiên cứu khá mới mẻ nên ở Việt Nam có rất ít những chuyên gia có chuyên môn, am hiểu sâu. Vì vậy, nhiều nhóm nghiên cứu gặp khó khăn khi không có người hướng dẫn hay tư vấn hướng đi cho họ khiến thời gian nghiên cứu kéo dài và chưa thực sự chuẩn xác.
Ngoài các đề tài trên, các đề tài đã nghiên cứu về cộng đồng LGBT ở Việt Nam đã được triển khai. Dù ngày nay xã hội đã công nhận, có cái nhìn tích cực, thiện cảm hơn cộng đồng nhưng đâu đó vẫn còn nhiều định kiến sai lầm, cả vấn đề liên quan đến luật pháp bảo vệ quyền LGBT chưa được công nhận. Mong rằng, sự ra đời của các đề tài nghiên cứu sẽ tác động tới xã hội, các nhà hoạt động chính trị để LGBT có đầy đủ quyền lợi như một người công dân.