Bộ Y tế đang đưa ra Dự thảo về Luật Chuyển đổi giới tính nhằm tổng hợp ý kiến, đề xuất về các điều kiện chuyển đổi giới tính cho cả các cá nhân có nhu cầu như người chuyển giới…

1. Chuyển đổi giới tính là gì?

Giới tính sinh học là đặc điểm nhận dạng sự khác biệt giữa nam và nữ. Giới tính sinh học là giới tính bẩm sinh và có sự tương đồng nhất định (Nam giới có dương vật, tinh hoàn và bộ nhiễm sắc thể nam; Nữ giới có âm đạo, tử cung và bộ nhiễm sắc thể nữ).

“Chuyển đổi giới tính” thường hay bị nhầm tưởng là “giới tính khác thường”, tuy nhiên nó bao hàm nhiều hơn thế, như: Đặc điểm nhận dạng; Nhận thức của một người về giới tính của họ không trùng khớp với giới tính khi sinh ra (Sinh ra với cơ thể nam giới nhưng lại nhận định bản thân mình là nữ giới và ngược lại) và được xếp vào nhóm “Bản dạng giới”.

Những điều cần biết để chuyển đổi giới tính

2. Vấn đề chuyển giới qua nhiều góc độ

2.1 Chuyển giới theo góc độ Y học

Chuyển giới vẫn luôn là vấn đề khiến các nhà khoa học phải bỏ ra nhiều công sức và thời gian để nghiên cứu và tìm hiểu. Nhìn theo góc độ Y học, chuyển giới là hiện tượng mà trên cơ thể nam giới (XY) lại có các biểu hiện của nữ giới (XX) và ngược lại.

Thông thường, bộ nhiễm sắc thể của con người bao gồm 22 cặp nhiễm sắc thể (bao gồm cặp nhiễm sắc thể giới tính và cặp nhiễm sắc thể thường) là cặp nhiễm sắc thể nữ giới (XX) và cặp nhiễm sắc thể nam giới (XY) được viết theo công thức: 46, XX (hoặc 46, XY) mà bất cứ một thay đổi nhỏ nhất nào về cấu trúc nhiễm sắc thể hay số lượng nhiễm sắc thể so với công thức chuẩn này đều có thể dẫn tới sự bất thường trong sự phát triển của người đó.

Để giúp cho người chuyển giới có được ngoại hình giống với giới tính mà mình mong muốn, ngoài phẫu thuật chuyển giới tnh thì sử dụng hormone được cho là bước không thể thiếu giúp cơ thể người chuyển giới có những thay đổi nhất định. Và vì người chuyển giới không có khả năng tự tiết ra các hormone giới tính cần thiết cho cơ thể sau phẫu thuật chuyển đổi nên họ cần duy trì sử dụng hormone định kỳ để giữ được trạng thái tốt nhất cho chính mình.

Bên cạnh đó, việc phẫu thuật chuyển giới thực tế cũng chỉ là một hình thức phẫu thuật thẩm mỹ, giúp người chuyển giới được sống với cơ thể mang ngoại hình mà mình mong muốn, xóa bỏ bức bối giới chứ không thể chuyển đổi hoàn toàn một người nam giới thành nữ giới và ngược lại. Dưới góc độ Y học, trình độ Y khoa của con người ở thời điểm hiện tại chưa đủ khả năng để chuyển đổi giới tính (thay đổi nhiễm sắc thể) một cách trọn vẹn.

2.2 Chuyển giới theo góc độ tâm lý

Người chuyển giới là những người mang trong mình suy nghĩ, tính cách, thể hiện giới và mong muốn giới hoàn toàn trái ngược với bản chất giới tính khi sinh ra của họ. Tuy hình hài bên ngoài của họ là một người nam giới hoàn toàn, nhưng sâu trong tâm hồn họ, con người thực sự của họ lại là nữ giới. Họ cũng có sự nữ tính, mong manh và sở thích hết sức bình thường của một người nữ giới, khao khát được giải thoát ra khỏi hình hài “không phải của mình”. Và ngược lại như vậy với những người sinh ra là nam giới…

Người chuyển giới có thể chia làm hai kiểu người:

– Kiểu 1: Chấp nhận giới tính khi sinh ra của mình, không có nhu cầu (hoặc không thể) thực hiện phẫu thuật chuyển giới, vẫn sinh sống và làm việc bình thường như giới tính khi sinh ra của mình dù tận sâu bên trong họ vẫn là một giới tính khác.

– Kiểu 2: Khao khát mãnh liệt với việc thay đổi cấu trúc cơ thể hiện có, mong muốn được sở hữu những đặc điểm về giới tính mà mình không may không có được và luôn không ngừng theo đuổi nguyện vọng được chuyển đổi giới tính và thường sẽ cảm thấy rất hạnh phúc và nhẹ nhõm sau khi đã chuyển đổi thành công.

2.3 Chuyển giới theo góc độ pháp lý

Ở thời điểm hiện tại, Pháp luật Việt Nam hoàn toàn chưa công nhận, chưa cho phép phẫu thuật chuyển đổi cho người chuyển giới. Bạn có thể thực hiện phẫu thuật chuyển giới ở quốc gia cho phép việc này, tuy nhiên bạn sẽ gặp khá nhiều bất lợi về mặt hộ tịch, giấy tờ khi quay về Việt Nam nên hãy cân nhắc thật kĩ điều này trước khi Dự thảo về Luật chuyển đổi giới tính ở Việt Nam có chuyển biến tích cực.

Có nên thực hiện phẫu thuật chuyển giới tại Thái Lan

3. Điều kiện chuyển giới ở Việt Nam

3.1 Điều kiện về độ tuổi

Theo nghiên cứu cho thấy, độ tuổi đạt yêu cầu thực hiện phẫu thuật chuyển giới là 18 – 21 tuổi (tùy quốc gia). Chuyển giới là một quyết định mang tính pháp lý có ý nghĩa rất lớn, có thể gây ảnh hưởng nặng nề không chỉ tới quyền lợi và nghĩa vụ của người thực hiện mà còn gây ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe và ngay cả cuộc sống cũng sẽ bị xáo trộn…

Vì vậy, chuyển giới phải là quyết định, nguyện vọng, yêu cầu do chính người thực hiện đưa ra chứ không thông qua sự chấp thuận của bất cứ cá nhân nào. Người có nhu cầu chuyển đổi bắt buộc cần phải hiểu thật rõ và chắc chắn về quyết định của bản thân mình và độ tuổi từ 18 là độ tuổi mà tâm sinh lý đã có sự hoàn thiện nhất định để đưa đến một lựa chọn thực sự nghiêm túc cũng như hậu quả pháp lý mà người ấy cần chịu trách nhiệm.

3.2 Điều kiện về cơ thể

Nhà nước hiện tại không thừa nhận chuyển đổi giới tính đối với những cá nhân được sinh ra mang cơ thể và giới tính hoàn thiện mà chỉ chấp thuận chuyển đổi giới tính (chính xác hơn là xác định lại giới tính) cho những cá nhân có dị tật, khiếm khuyết về giới tính như bộ phận sinh dục, cơ quan sinh sản, bộ nhiễm sắc thể,… không rõ ràng gây khó khăn trong việc xác định lại giới tính.

Thông thường, một người khi sinh ra sẽ được chỉ định là nam giới (có bộ nhiễm sắc thể nam, mang đầy đủ dương vật, tinh hoàn,… của nam giới) hoặc nữ giới (có bộ nhiễm sắc thể nữ, mang đầy đủ âm đạo, tử cung,… của nữ giới) nhưng cũng có trường hợp không nhìn rõ được bộ phận sinh dục, cơ quan sinh sản hay bộ nhiễm sắc thể và những người này sẽ cần can thiệp y tế để tiến hành chuyển giới, giúp việc xác định lại giới tính diễn ra thuận lợi hơn.

Tóm lại, những người có quyền được chuyển giới hợp pháp tại Việt Nam là những người có cơ thể mang dị tật, khiếm khuyết về giải phẫu cơ thể liên quan tới giới tính.

3.3 Điều kiện về tâm lý

Thực tế cho thấy rằng, có hai nguyên nhân dẫn đến việc một cá nhân có nhu cầu chuyển đổi giới tính. Thứ nhất, cá nhân đó có giới tính khi sinh ra rõ ràng (nam giới hoặc nữ giới) nhưng tâm lý và nhận thức của họ lại thuộc một giới tính khác với giới tính khi sinh ra của mình (nam giới mang tâm lý nữ giới và ngược lại) .

Thứ hai, cá nhân đó có giới tính khi sinh ra rõ ràng (nam giới hoặc nữ giới) cùng với tâm lý và nhận thức bản thân đang ở đúng với giới tính khi sinh ra của mình nhưng do trào lưu hoặc các lí do cá nhân khác như trốn tránh nghĩa vụ, trốn tránh truy nã,… Đã có không ít trường hợp nam giới không nghề nghiệp chọn phẫu thuật chuyển giới để phục vụ cho việc mại dâm kiếm thu nhập.

Chính vì lý do đó mà Luật Chuyển đổi giới tính vẫn đang là một vấn đề rất khó có thể giải quyết nhanh chóng

Quy định chuyển đổi giới tính của 14 quốc gia chấp thuận chuyển giới đều cho thấy rằng: Để đảm bảo tính thực tế của quy trình chuyển đổi, yêu cầu người thực hiện nộp lại những tài liệu như lời tuyên bố của bản thân đồng thời cần có một người bên cạnh làm chứng về cuộc sống hàng ngày của người thực hiện.

Chỉ chấp nhận phẫu thuật chuyển giới cho những cá nhân mang tâm lý và nhận thức của giới tính không trùng khớp với giới tính khi sinh ra của mình, không chấp nhận phẫu thuật chuyển đổi cho bất cứ lí do nào khác lí do nêu trên để việc chuyển giới không trở nên tùy tiện, khó kiểm soát.

Chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật cần hướng đến sự bảo vệ, sự tôn trọng quyền tự quyết định của một cá nhân về các vấn đề nhân thân của người đó – trong đó có quyền quyết định giới tính. Việc chuyển giới chỉ thực sự ý nghĩa nếu điều đó được diễn ra theo đúng nguyện vọng và mong muốn của người mang giới tính nhận thức khác giới tính khi sinh ra.

Sự ra đời của Bộ luật Dân sự 2015 đã đánh dấu cho bước đệm biến chuyển giới thành một trong những quyền nhân thân của từng cá nhân nhưng vẫn cần sự khẳng định chắc chắn rằng, đây vẫn là một quyền có điều kiện. Việc đặt ra những điều kiện, yêu cầu cho việc chuyển giới là một việc vô cùng quan trọng giúp quy định phát triển hài hòa, phù hợp.

Những người chuyển giới có mặt tại Việt Nam

Vì vậy, dù nhận thức được sự phát triển trong luật pháp của các quốc gia khác trên thế giới nhưng Luật về chuyển đổi giới tính vẫn cần được cân nhắc kĩ lưỡng sao cho phù hợp với môi trường và hoàn cảnh pháp lý tại Việt Nam.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *