Tổng hợp các tổ chức đang hoạt động vì quyền LGBT ở Việt Nam hiện nay… Các tổ chức LGBT ở Việt Nam có nhiệm vụ và hỗ trợ được gì cho cộng đồng LGBT hiện nay.

1. Các tổ chức LGBT ở Việt Nam

1.1 Heo đất

Giới thiệu

Tổ chức Heo đất được thành lập từ năm 2017 tại Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Gia Lai. Tổ chức này hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, phát triển kinh tế,… dành cho người Đồng tính, Song tính, Chuyển giới nói riêng, Cộng đồng LGBT nói chung và cả Nam giới, Nữ giới cùng Thanh Thiếu niên trong độ tuổi từ 16 – 25 tuổi.

Heo đất được thành lập với mục đích nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của Tài chính cá nhân đồng thời khuyến khích Thanh Thiếu niên tích cực học tập và rèn luyện nâng cao chất lượng cuộc sống, gia tăng cơ hội việc làm và mang lại nhiều giá trị cho xã hội.

Mục đích

– Hỗ trợ Thanh thiếu niên giảm được căng thẳng trong việc sử dụng tiền bạc.

– Giúp họ biết cách nhận diện, hạn chế và hóa giải những mâu thuẫn / xung đột về tài chính đối với các mối quan hệ.

– Tăng sự hiểu biết và rèn luyện nhằm hạn chế tối đa các rủi ro liên quan đến tài chính.

– Tăng khả năng nhận diện và tích cực đón nhận nhiều cơ hội mới trong cuộc sống.

Hoạt động

– Duy trì truyền thông qua Facebook đều đặn hàng tuần.

– Tổ chức Chương trình Money Summer School hàng năm theo từng chủ đề nhằm trang bị cho Học sinh – Sinh viên những hiểu biết về Tài chính Cá nhân.

– Hợp tác với nhiều trường Đại học, các Quỹ Học bổng và CLB Học sinh / Sinh viên để mở ra những buổi workshop, tọa đàm về Tài chính cá nhân và những chủ đề khác liên quan tới Tài chính Cá nhân.

– Hợp các cùng các Tình nguyện viên có chuyên môn để tổ chức những chương trình trên.

Thành tựu

– Đào tạo cho 5 tổ chức / doanh nghiệp và 6 lớp học lên tới hơn 100 sinh viên tại trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Quỹ học bổng Lương Văn Can trong chương trình “Training và tài trợ đối ứng” (Chương trình Đào tạo phi lợi nhuận cho các doanh nghiệp để nhận được sự hỗ trợ chi phí tổ chức những lớp học bổ ích cho sinh viên và quỹ học bổng).

– Tổ chức thành công 2 mùa (2020 và 2021) Money Summer School (Chương trình đào tạo miễn phí cho các Học sinh / Sinh viên).

– Tổ chức thành công buổi Workshop về chủ đề Tài chính Cá nhân cho các sinh viên 3 tỉnh Tây Bắc (Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu) và 1 buổi Workshop cho các sinh viên tại địa bàn Hà Nội cùng Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội.

– Tổ chức thành công các chương trình đào tạo về Tài chính Cá nhân cho các sinh viên được nhận học bổng từ Quỹ 3 năm liên tiếp cùng Quỹ học bổng Lương Văn Can.

– Thực hiện cố vấn cho các BCNV trong Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam các chương trình phổ cập xoay quanh đề tài Tài chính Cá nhân đến đối tượng thụ hưởng của BCNV.

Mục tiêu

Trong năm 2021

– Tổ chức thành công ít nhất 1 chương trình đào tạo về Tài chính Cá nhân cho các nhà lãnh đạo trẻ cùng các tổ chức phi lợi nhuận khác.

– Tiếp tục tổ chức chương trình Money Summer School và mở rộng tới diện học sinh / sinh viên trên toàn quốc.

– Bắt đầu hợp tác với các tình nguyện viên chuyên môn là những nhà đào tạo trong lĩnh vực Tài chính Cá nhân nhằm phát triển các chương trình phù hợp hợp với từng nhóm đối tượng khác nhau như học sinh phổ thông, các sinh viên, những người mới đi làm và lãnh đạo trẻ tuổi tổ chức phi lợi nhuận.

Trong 5 năm tới

– Tổ chức thành công Money School định kỳ 2 lần / năm và có nguồn tài trợ tiềm năng hỗ trợ chương trình.

– Có được ít nhất 2 dự án truyền thông về nhận thức / đào tạo Tài chính Cá nhân và / hoặc các CLB Tài chính Cá nhân học sinh / sinh viên được thành lập sau mỗi đợt Money School.

– Tự tạo và duy trì nguồn quỹ thông qua các hoạt động gây quỹ (chiếm 60%) và đầu tư từ các quỹ tạo được (chiếm 40%).

– Phát triển thêm ít nhất 10 trường học và quỹ học bổng trở thành đối tác thường xuyên để có thể tổ chức được các hoạt động đào tạo và phổ cập cho học sinh / sinh viên.

– Có ít nhất 2 tình nguyện viên có chuyên môn về đào tạo để hỗ trợ triển khai các chương trình đào tạo thường niên.

Những hoạt động nổi bật của các tổ chức LGBT tại Việt Nam

1.2 Trung tâm Kết nối Dịch vụ Khoa học Xã hội Sóc Trăng (SCSE)

Giới thiệu

Trung tâm Kết nối Dịch vụ Khoa học Xã hội Sóc Trăng (SCSE) là một Trung tâm hoạt động trong lĩnh vực về Phát triển Cộng đồng mới được thành lập trong năm 2021 dành cho các đối tượng Đồng tính, Song tính và Chuyển giới nói riêng, Cộng đồng LGBT nói chung cùng với các nạn nhân buôn người, nạn nhân của bạo hành gia đình, người nghèo và môi trường – thiên nhiên…

Trung tâm Kết nối Dịch vụ Khoa học Xã hội Sóc Trăng (SCSE) là một tổ chức phi chính phủ trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Và Kỹ thuật Tỉnh Sóc Trăng.

Mục đích

– Kết nối và hỗ trợ cộng đồng giải quyết, ứng phó với các vấn đề bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.

– Cùng đào tạo nhân lực cho lực lượng những thành viên tham gia hoạt động trong lĩnh vực phát triển cộng đồng và công tác xã hội qua các chương trình thực tập sinh.

– Tăng thêm tính thực tế và tạo ra các đóng góp ý nghĩa từ những nghiên cứu khoa học với cộng đồng – xã hội bằng cách kết nối các hoạt động nghiên cứu tại cộng đồng.

Hoạt động

– Giới và Bình đẳng Giới.

– Tổ chức nghiên cứu và thực hiện các dự án về bình đẳng giới trong cộng đồng.

– Lồng ghép giới vào các dự án phát triển về thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu…

– Tăng cường phát triển năng lực và tiếng nói của những người phụ nữ trong cộng đồng cùng tham gia lập kế hoạch ứng phó với các vấn đề xã hội cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội địa phương.

– Tổ chức các dự án, chương trình nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực cộng đồng, có kiến thức về ứng phó và giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu, thiên tai…

– Nghiên cứu và đưa ra những đánh giá về tác động của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu lên đời sống cộng đồng.

– Kết nối và mở rộng mô hình sinh kế bền vững ở bối cảnh khí hậu bị biến đổi.

– Thực tập sinh.

– Kết nối các nguồn lực có khả năng đáp ứng nhu cầu cộng đồng về khoa học xã hội bằng cách tiếp nhận nhiều sinh viên thực tập quốc tế và trong nước.

– Công tác xã hội và phát triển cộng đồng.

– Xã hội học Nhân học.

– Sức khỏe cộng đồng.

– Các lĩnh vực khác liên quan.

– Nghiên cứu và đào tạo.

– Cung cấp các dịch vụ:

+ Khảo sát và đánh giá dữ liệu đầu vào, nhu cầu chương trình phát triển và các dự án.

+ Nghiên cứu, lượng gia các chương trình phát triển và dự án.

+ Khóa đào tạo kỹ năng và kiến thức về: Giới – Bình đẳng Giới; Nhóm – Quản lí nhóm; Tiết kiệm tín dụng; Phòng chống Bạo lực Gia đình; Phản biện Xã hội; Kỹ năng truyền thông;…

Thành tựu

– Đang trong giai đoạn hoàn tất quá trình và thủ tục thành lập.

Mục tiêu

– Kêu gọi và thực hiện nhiều dự án phát triển cộng đồng cho địa phương nhằm kết nối các nguồn lực.

– Góp phần tạo ra những phụng sự đáng tin cậy cho cộng đồng một cách hiệu quả và chuyên nghiệp nhất thông qua các chương trình thực tập sinh chất lượng.

– Có thể phát triển thành một trong những tổ chức lớn có tầm ảnh hưởng vững mạnh về phát triển cộng đồng tại khu vực ĐB. Sông Cửu Long.

– Sở hữu đội quân tình nguyện có thể hỗ trợ xây dựng và duy trì các kênh truyền thông như website, facebook,…

Lễ diễu hành là một trong những sự kiện thành công của LGBT

1.3 Mạng lưới thanh niên hành động vì khí hậu (YNET)

Giới thiệu

Mạng lưới Thanh niên Hành động vì Khí hậu (YNET) là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục, Phát triển Cộng đồng, Môi trường – Thiên nhiên và Quyền Con người được thành lập từ năm 2020 tại TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội hướng tới các đối tượng như Người khuyết tật, Phụ nữ, Nam giới, Thanh thiếu niên (16 – 25 tuổi), Người thuộc Dân tộc thiểu số, Người trong Cộng đồng LGBT (Người Đồng tính, Song tính, Chuyển giới,…), Trẻ em và Động vật.

Mạng lưới Thanh niên Hành động vì Khí hậu (YNET) là mạng lưới kết nối toàn quốc được thành lập dành cho các tổ chức, cá nhân quan tâm tới những vấn đề về khí hậu theo tiêu chí “Kết nối – Truyền thông – Đồng hành – Cùng phát triển”.

Mục đích

– Giải quyết được những vấn đề về tài chính, công nghệ, truyền thông và nhân sự cho thanh niên đang hoạt động trong lĩnh vực khí hậu bằng cách đẩy mạnh truyền thông và kết nối với các bên liên quan như các nhà khoa học, nhà nước, chuyên gia,…

– Giúp những thanh niên đang hoạt động vì khí hậu nâng cao kiến thức, năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng và các mối quan hệ đồng thời hiểu biết hơn về chính sách khí hậu của Nhà nước tới quốc tế.

Hoạt động

– Kết nối các tổ chức thanh niên hoạt động về khí hậu lại với nhau và các bên liên quan.

– Tổ chức các hội thảo, diễn đàn và khảo sát về các khó khăn thường gặp của những thanh niên tham gia hoạt động về khí hậu.

– Giả lập Hội nghị Thượng đỉnh về vấn đề Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc (MOCK COP).

Thành tựu

– Theo khảo sát cho thấy:

+ Thanh niên đang hoạt động về khí hậu: 400 người.

+ Lượt thích, theo dõi trang facebook: 1500 lượt.

+ Thành viên tham gia group: 500 người.

+ Các dự án của thanh niên hoạt động về khí hậu đã được kết nối: 20 dự án.

– Soạn thảo báo cáo về vấn đề biến đổi khí hậu đầu tiên của thanh niên Việt Nam.

Tổ chức LGBT tại Việt Nam giúp cộng đồng phát triển tốt hơn

Mục tiêu

Trong năm 2021

– Đẩy mạnh truyền thông, cho nhiều người biết tới COP26 hơn.

– Thành công kết nối các tổ chức của thanh niên hoạt động trong lĩnh vực khí hậu với nhau và các bên có liên quan.

– Tổ chức giới thiệu các dự án của thanh niên hoạt động vì khí hậu.

Đến năm 2025

– Thành công tạo nên mạng lưới tổ chức trải rộng khắp cả nước.

– Trở thành kênh trung gian uy tín giúp kết nối cộng đồng và thúc đẩy hợp tác hoạt động vì khí hậu.

– Nâng cao kiến thức, năng lực, kỹ năng và nhận thức về chính sách khí hậu của thanh niên Việt Nam.

4. Inside Out

Giới thiệu

Inside Out được thành lập từ năm 2018 trong lĩnh vực Y tế sức khỏe (chủ yếu là sức khỏe tâm thần) cho người trong cộng đồng LGBT và Thanh niên trong độ tuổi từ 16 – 25 tại TP. Hồ Chí Minh.

Mục đích

– Hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe cho những bạn trẻ đang quan tâm tới vấn đề về sức khỏe tâm thần và đang gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Hoạt động

– Tháng 6/2018, Tổ chức chuỗi Workshop tìm hiểu về ấn phẩm truyền thông “Quái vạt trong tôi” và lĩnh vực trị liệu nghệ thuật.

– Tháng 9/2019, Tổ chức Workshop trải nghiệm liệu pháp múa / chuyển động “Lố quá!”.

– Tháng 6/2020, Thành lập dự án mang tên “Save our life” với mục đích tìm kiếm và kết nối các địa điểm trị liệu tâm lý thân thiện với cộng đồng LGBT.

– Tháng 7/2021, Thành lập dự án ấn phẩm truyền thông mang tên “Fear”.

– Tổ chức các buổi Workshop và các sản phẩm truyền thông giúp nâng cao nhận thức cộng đồng về sức khỏe tâm thần.

Thành tựu

– Tháng 6/2018, Chuỗi Workshop tìm hiểu diễn ra thành công tốt đẹp.

– Tháng 9/2019, Buổi Workshop trải nghiệm diễn ra thành công tốt đẹp.

– Tháng 6/2020, Kết nối thành công các phòng khám, phòng trị liệu tâm lý và các cán bộ chuyên môn với những bạn trẻ là người trong cộng đồng LGBT hiện còn là học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và những bạn trẻ đang có sự quan tâm tới vấn đề sức khỏe tâm thần.

– Tháng 9/2020, Đạt giải Nhì cuộc thi sản phẩm truyền thông thuộc dự án Quản trị quyền trẻ em và thanh thiếu niên LGBT tại Việt Nam được tổ chức bởi tổ chức Save the Children và Trường ĐH Khoa học Xã hội – Nhân văn.

– Tháng 12/2020, Cùng ICS thực hiện cẩm nang về hỗ trợ tâm lí cho cộng đồng LGBT tại Việt Nam.

Mục tiêu

Trong năm 2021

– Thực hiện nghiên cứu nhân viên công tác xã hội có vai trò như thế nào trong việc thay đổi và nâng cao nhận thức về người trong cộng đồng LGBT tại TP. Hồ Chí Minh.

– Sản xuất thêm một số sản phẩm truyền thông hoặc những buổi Workshop giúp sơ cứu tâm lý và nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần.

Đến năm 2025

– Đồng hành cùng các chiến dịch hoạt đồng vì Luật Bình đẳng trong Hôn nhân.

5. Mạng lưới quần thể đích trẻ Việt Nam – VietNam Network Of Young Key Affected Population (VYKAP)

Giới thiệu

Mạng lưới quần thể đích trẻ Việt Nam – VietNam Network Of Young Key Affected Population (VYKAP) là một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục, Quyền con người, Cứu trợ nhân đạo, Giới tính, Y tế sức khỏe và Nghiện (Ma túy, Rượu) được thành lập từ năm 2016 bởi những người trẻ tuổi có cùng hoàn cảnh với tên đăng ký pháp nhân là CTTNHH DNXH Cộng đồng Việt.

Mạng lưới quần thể đích trẻ Việt Nam – VietNam Network Of Young Key Affected Population (VYKAP) hướng tới đối tượng là những người thuộc Dân tộc thiểu sổ, người trong Cộng đồng LGBT, những người hành nghề mại dâm, người đang sống chung với HIV/AIDS, Phụ nữ, Người nghèo, Trẻ em và Thanh niên trong độ tuổi từ 16 – 25.

Địa bàn hoạt động của Mạng lưới quần thể đích trẻ Việt Nam – VietNam Network Of Young Key Affected Population (VYKAP) rộng khắp toàn quốc: Hà Nội, Hưng Yên, Thanh Hóa, Hậu Giang, Bắc Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Trà Vinh, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh, Bến Tre, Thừa Thiên Huế, Thái Bình, Nghệ An, Đồng Nai, Long An, Bắc Giang, Hà Nam, Quảng Trị, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hải Dương, Hà Giang, Đà Nẵng, Tiền Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Điện Biên, Hải Phòng, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Ninh Bình, Tây Ninh, Nam Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Quảng Ninh, Sơn La, Phú Thọ, Bạc Liêu, An Giang, Yên Bái.

Mục đích

– Tăng cường sự kết nối đối với thanh thiếu niên thông qua các dự án đa quốc gia nhằm can thiệp vào các vấn đề về sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản và giáo dục giới tính để dự phòng, phòng chống HIV/AIDS trong và ngoài nước.

– Nâng cao kiến thức và năng lực cho thanh thiếu niên trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan tới sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản và giáo dục giới tính.

– Tạo điều kiện và môi trường cởi mở cho thanh thiếu niên trong và ngoài nước có cơ hội cống hiến, cải thiện hành vi, kiến thức về các lĩnh vực nêu trên bằng cách vận động các chính sách.

– Tổ chức các hoạt động thiện nguyện và cứu trợ khẩn cấp mang tính cống hiến cao để thanh thiếu niên cũng có thể tham gia như cứu trợ về bệnh dịch, thiên tai hoặc các cá nhân có hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng.

Hoạt động

– Tăng cường kết nối các nhóm hoạt động trong lĩnh vực Sức khỏe sinh sản – Sức khỏe tình dục, Giới và Can thiệp HIV với nhau.

– Vận động chính sách hỗ trợ cho các thanh thiếu niên về các vấn đề liên quan tới sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, nhận thức về giới và HIV/AIDS.

– Giáo dục nâng cao nhận thức và năng lực nhằm thay đổi hành vi thanh thiếu niên về các lĩnh vực nêu trên.

– Cứu trợ và thiện nguyện.

Thành tựu

– Trở thành 1 trong 6 mạng lưới quốc gia đại diện cho tiếng nói của thanh thiếu niên trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS.

– Là đối tác chiến lược, có đóng góp cao cho các bản chiến lược và kế hoạch của UNAIDS, PEPFAR, Cục Phòng chống HIV/AIDS… trong công tác dự phòng can thiệp HIV.

– Là đối tác triển khai hoạt động của UNWOMEN, VUSTA, UNAIDS, PEPFAR… cùng nhiều CDC của các tỉnh thành có thành viên của Mạng lưới.

– Là đối tác của nhiều tổ chức quốc tế như Mạng lưới Người trẻ Sống với HIV/AIDS – Y+, Mạng lưới về Sức khỏe sinh sản – Sức khỏe tình dục toàn cầu (Ypeer), Mạng lưới Quần thể Đích Trẻ Châu Á Thái Bình Dương (YouthLEAD),… cùng nhiều tổ chức khác cấp Khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

– Nhiều thành viên của VYKAP vinh dự được đứng trong hàng ngũ những thành viên nòng cốt, những vị trí lãnh đạo (cố vấn, chủ tịch, phó chủ tịch) của Mạng lưới cấp Khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

– Có nhiều đóng góp kỹ thuật chất lượng cho các bộ công cụ quốc tế cùng những nghiên cứu và tài liệu trong – ngoài nước.

Mục tiêu

– Mở rộng mạng lưới, tăng cường kết nối để có lượng thành viên rộng khắp toàn quốc.

– Trở thành đối tác chiến lược có thể tham gia đóng góp ý kiến sâu và rộng cho chính phủ, các cơ quan ban ngành và các tổ chức chuyên hoạt động vì thanh thiếu niên đồng thời đại diện cho tiếng nói của thanh thiếu niên trong tổ chức.

– Phát triển tổ chức một cách bền vững nhờ các kế hoạch về các hoạt động phí lợi nhuận và các hoạt động tạo sinh kế phát sinh lợi nhuận cho các thành viên trong mạng lưới nhằm giảm bớt áp lực của tổ chức trong mặt tài chính khi các nguồn tài trợ bị giảm dần.

6. Nữ yêu Nữ – Girls love Girls Vietnam (GLG)

Giới thiệu

Girls Love Girls Vietnam (GLG) được thành lập từ tháng 1 năm 2019 tại TP. Hồ Chí Minh dành cho những người trong cộng đồng LGBT, đặc biệt là người đồng tính. GLG hoạt động trong lĩnh vực giới tính và quyền con người, quyền LGBT nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề bạo lực giới và quấy rối tình dục…

Mục đích

– Hướng đến quyền phụ nữ, bình đẳng cho nữ giới (đặc biệt là nhóm đồng tính nữ – Nữ yêu Nữ).

– Nâng cao kiến thức cộng đồng về bạo lực giới và những vấn đề liên quan đến quấy rối tình dục.

– Chia sẻ và cung cấp kiến thức về các biện pháp tự bảo vệ bản thân khi gặp quấy rối tình dục đồng thời cung cấp những địa chỉ an toàn cho những người đang bị bạo lực giới tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

– Trở thành một nơi an toàn để những nạn nhân của bạo lực giới có thể cảm nhận được sự sẻ chia, đồng hành và thấu hiểu.

– Kịp thời hỗ trợ cho các nạn nhân của bạo lực giới và quấy rối tình dục khi cần thiết một cách nhanh chóng.

– Hỗ trợ sinh kế cho những nạn nhân có thể phục hồi sau các di chấn tâm lý sau bạo lực.

Hoạt động

– Tổ chức Offline với nội dung truyền tải thông tin và kiến thức về các vấn đề liên quan tới bạo lực tình dục, bạo lực giới cùng các cách nhận biết, ứng phó khi gặp phải các vấn đề này định kỳ 2 tháng 1 lần cho những đối tượng là người của cộng đồng LGBT (đặc biệt là đồng tính nữ – Nữ yêu Nữ) với số lượng từ 50 – 100 người / buổi.

– Tổ chức 1 buổi Cà phê chia sẻ về các khó khăn liên quan đến Come-out an toàn, kì thị và phân biệt đối xử tại nơi làm việc, trường học, bệnh viện,… định kỳ 1 tháng 1 lần dành cho tối đa là 20 người / buổi.

– Tổ chức những buổi triển lãm câu chuyện và hình ảnh của người trong cộng đồng Nữ yêu Nữ là nạn nhân của bạo lực giới, bạo lực tình dục và quấy rối tình dục,…

– Sản xuất các ấn phẩm truyền thông như hình ảnh, phim truyện, tài liệu… có nội dung tuyên truyền phòng chống bạo lực giới.

Thành tựu

– Các buổi Offline và tâm sự nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người trong cộng đồng và có phản hồi tích cực.

– Nhận được nhiều đơn đăng kí tham gia các buổi cà phê chia sẻ và giúp các bạn trong cộng đồng có thêm tự tin, động lực mạnh dạn chia sẻ khó khăn và bày tỏ cảm xúc.

– Thu hút được nhiều sự quan tâm từ các trường học tại những tỉnh thành tổ chức triển lãm.

– Những ấn phẩm truyền thông nhận được tới gần 100.000 lượt xem.

Mục tiêu

– 70% số thành viên nòng cốt nắm vững kiến thức về các vấn đề liên quan tới sức khỏe, tâm lý, quyền con người,…

– 50 – 60% số thành viên tham gia các sự kiện / hoạt động của tổ chức có kiến thức cơ bản về Sức khỏe An toàn Tình dục và SOGI.

– Hoàn thiện cơ chế, cơ cấu hoạt động và ban điều hành của mạng lưới Nữ yêu Nữ với sự thống nhất.

– Hỗ trợ tư vấn an toàn tình dục, sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và các vấn đề về pháp lý.

– Gây quỹ với mức mong đợi tối thiểu từ 100 triệu / năm từ các nguồn quỹ trong và ngoài nước.

Đây là chỉ là 6 trong số các tổ chức LGBT ở Việt Nam hiện nay có những hoạt động hỗ trợ tích cực cộng đồng LGBT. Những hoạt động này đã giúp một phần không nhỏ người đồng tính, song tính hay chuyển giới bớt đi sự tự ti trong xã hội Việt Nam hiện nay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *