Pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ, và không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới. Tuy nhiên, còn rất nhiều thắc mắc của các cặp đôi đồng tính nam xoay quanh vấn đề này. Theo dõi bài viết viết dưới đây để hiểu biết rõ hơn đám cưới đồng tính nam có hợp pháp không nhé.

1. Quy định của pháp luật Việt Nam về đám cưới đồng tính nam

Với sự văn minh và cởi mở về cộng đồng LGBT của xã hội, nhiều cặp đôi đồng tính đã tự tin, mạnh dạn thể hiện tình yêu của mình với mọi người xung quanh. Và cái kết cho một tình yêu đẹp thường là một đám cưới viên mãn, hạnh phúc. Tuy nhiên “Yêu và tổ chức đám cưới đồng tính nam có vi phạm pháp luật không” thì không phải bất kỳ người đồng tính nào cũng biết.

Theo khoản 2, Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình đã quy định rõ kết hôn là việc nam và nữ thiết lập mối quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về các điều kiện có thể đăng ký kết hôn.

Như vậy, luật pháp Việt Nam chỉ thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa nam với nữ và không thừa nhận hôn nhân giữa những người đồng tính hay cùng giới. Việc tổ chức lễ cưới bản thân không phải là hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân gia đình.

Hiện nay trên thế giới đã có 25 quốc gia công nhận và cho phép hôn nhân đồng giới như: Hà Lan, Úc, Canada, Argentina, New Zealand,… Đây được xem là một tín hiệu đáng mừng cho thấy xã hội có nhận thức cởi mở hơn và các quan niệm xã hội đã thay đổi. Luật pháp Việt Nam chưa thừa nhận hôn nhân đồng giới chứ không còn cấm đoán.

Với sự cải tiến này, mong rằng trong tương lai gần Việt Nam sẽ có những điều luật bảo vệ hôn nhân đồng giới.

Những khó khăn khi tổ chức đám cưới đồng tính ở Việt Nam

2. Top 5 câu hỏi về đám cưới đồng tính nam liên quan đến pháp luật

2.1 Chúng tôi có được đăng ký các thủ tục để kết hôn không?

Không. Pháp luật Việt Nam hiện tại không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới, mặc dù đây không phải là đối tượng thuộc trường hợp cấm kết hôn. Nói một cách dễ hiểu, hai người đồng giới không thể đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật.

Theo Điều 8, Luật Hôn nhân và Gia đình có ghi điều kiện để kết hôn gồm:

– Nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

– Việc kết hôn giữa nam và nữ là quyết định tự nguyện;

– Chưa bị mất năng lực hành vi dân sự;

– Việc kết hôn không vi phạm một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và Gia đình.

– Nhà nước Việt Nam không thừa nhận hôn nhân đồng giới.

Những tiêu chỉ để được tổ chức đám cưới tại Việt Nam hiện nay

2.2 Nếu chúng tôi cứ đăng ký kết hôn có bị phạt không?

Không. Theo pháp luật hai người cùng giới không đủ điều kiện để đăng ký kết hôn. Các bạn sẽ bị từ chối nếu vận quyết định đi đăng ký kết hôn. Tuy nhiên nếu các bạn có hành vi giả mạo giấy tờ để có được Giấy chứng nhận kết hôn thì mới bị xử phạt theo quy định pháp luật.

Theo Điều 9, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có ghi rõ việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và luật pháp về hộ tịch. Nếu việc kết hôn không đăng ký theo quy định tại khoản này thì sẽ không có bất kỳ giá trị pháp lý nào cả.

2.3 Nếu đám cưới của chúng tôi bị phạt hành chính thì làm sao?

Theo Điều 3, Luật Hôn nhân và gia đình có giải thích từ ngữ “kết hôn” rất rõ ràng. Theo đó, nữ hoặc nam đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Điều 8 luật này thì mới bị coi là kết hôn trái pháp luật.

Bạn hãy giải thích rõ ràng là hai bạn không hề “kết hôn” mà chỉ “tổ chức đám tiệc nếu chính quyền xử phạt hành chính bạn theo Điểm e, Khoản 1, Điều 8, Nghị định 87/2001/NĐ-CP (hoặc điều khoản tương tự nếu có) và Khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.” Và Nghị định 87 về quy định xử phạt kết hôn giữa những người cùng giới tính, đồng giới đã được bãi bỏ trong Nghị định 110/NĐ-CP-2013 và bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại quyết định xử phạt hành chính này.

2.4 Nếu chúng tôi bị yêu cầu không tái phạm hoặc chấm dứt thì sao?

Bạn cần khẳng định mối quan hệ tự nguyện giữa hai người trưởng thành nên chắc chắn không thể vi phạm pháp luật. Bạn nên yêu cầu được biết căn cứ theo pháp lý, quy định pháp luật nào của Việt Nam mà yêu cầu hai người đồng tính không được tiếp tục mối quan hệ.

Nếu cơ quan pháp lý cho rằng mối quan hệ của hai bạn là trái truyền thống văn hóa, đạo đức xã hội, thì bạn cần yêu cầu được biết quy định pháp luật nào nói rằng mối quan hệ của người đồng tính là không đúng với văn hóa, đạo đức truyền thống. Nếu không có đủ căn cứ pháp lý, thì bạn cần khẳng định rằng việc yêu thương, chung sống cùng nhau là quyền mưu cầu hạnh phúc cơ bản của mỗi người cần có. Mọi hành vi có mục đích chia cách, can thiệp, phá hoại vào mối quan hệ trên đều là vi phạm quyền riêng tư và quyền con người. Đây mới coi là hành vi vi phạm pháp luật.

2.5 Việc chung sống không đăng ký có được pháp luật bảo vệ không?

Hiện tại pháp luật chỉ thừa nhận bảo vệ việc chung sống không đăng ký giữa hai người khác giới chứ không bảo vệ quan hệ cùng giới. Quan hệ giữa hai người cùng giới được xem là quan hệ dân sự giữa hai người bất kỳ trong xã hội. Các tài sản được coi là tài sản chung nếu hai bạn cùng đứng tên hoặc có thỏa thuận trước đó.

Nếu hai người không chung sống với nhau hoặc một người mất đi thì tài sản đó sẽ được giải quyết theo luật dân sự như các quan hệ dân sự bình thường.

Cùng chung sống nhưng không đăng ký có hợp pháp không

Như vậy, đám cưới đồng tính nam nói riêng hay đám cưới đồng tính nói chung hiện tại chưa được luật pháp Việt Nam công nhận về mặt hôn nhân đồng giới. Tuy nhiên, trước khi tổ chức đám cưới các bạn cũng nên trang bị đầy đủ kiến thức về luật pháp để không vi phạm những điều khoản đã được nhà nước quy định.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *