Lá cờ LGBT chính là biểu tượng hiệu triệu tinh thần, lời tuyên thệ cho cái tôi đầy tự hào của cộng đồng người LGBT trên toàn thế giới. Thế nhưng bạn đã biết về thông điệp và hành trình đầy vinh quang của lá cờ LGBT ? Tất cả những loại cờ xuất hiện trong các diễu hành LGBT, bạn có thể nhận ra và biết rõ ý nghĩa của chung không?
1. Nguồn gốc ra đời của cờ LGBT
Cha đẻ của lá cờ LGBT là Gilbert Baker – một nghệ sỹ, nhà hoạt động tích cực cho phong trào LGBT người Mỹ. Có nhiều người cho rằng Gilbert đã nảy ra ý tưởng thiết kế lá cờ cầu vồng vào năm 1978, sau khi nghe ca khúc Over the rainbow – Judy Garland. Một bài hát bày tỏ ước mơ vươn mình được thoát ra khỏi những u buồn của cuộc đời trong tâm sâu của con người.
Chính Gilbert đã từng chia sẻ rằng, bản thân ông chịu nhiều ảnh hưởng từ phong trào hippie và nhóm người đấu tranh hành động cho người da màu trước khi sáng tạo ra lá cờ “kinh điển” này. Cờ cầu vồng được sử dụng như một lời tuyên ngôn đầy tự hào mà cộng đồng LGBT muốn gửi đến thế giới, nó là hiện thân của tình đoàn kết, cho khát vọng được là chính mình.
Ban đầu, cờ cầu vồng xuất hiện trong ý tưởng của người đàn ông này với 8 sọc màu lần lượt là hồng, đỏ, cam, vàng, lục, ngọc lam, xanh đậm và tím. Qua sự cố tại xưởng in và sự tranh luận của cộng đồng, cờ LGBT xuất hiện nhiều biến thể 7 màu rồi giảm 1 dải màu. Cho đến nay, lá cờ cầu vồng xuất hiện rộng khắp với sáu dải màu rực rỡ được công nhận rộng rãi ở nhiều quốc gia, châu lục.
2. Ý nghĩa của 6 dải màu trên cờ LGBT hiện nay
Mang sứ mệnh đại diện cho một cộng đồng “khác biệt” chiếm đến 10% dân số, lá cờ sáu màu LGBT đại diện cho sự đa dạng của cộng đồng. Đó cũng là niềm hy vọng và khát khao được bước ra thế giới, được là chính mình. Mỗi màu sắc của lá cờ đều có một ý nghĩa riêng cụ thể như sau:
– Màu đỏ là hiện thân của dũng khí
– Màu cam là biểu tượng của nhận thức và khả năng vô hạn
– Màu vàng đại diện cho những thách thức
– Màu xanh lục biểu trưng cho nỗ lực và sự khích lệ
– Màu xanh dương thể hiện hy vọng và sự sẻ chia
– Màu tím tượng trưng cho sự hòa hợp, thống nhất, và đoàn kết
Sáu màu sắc này không đứng riêng rẽ mà được đặt cạnh nhau, như nêu cao tinh thần tự do của những người khác biệt về giới tính.
3. Tổng hợp các loại cờ thường thấy trong cộng đồng LGBT
Cùng với cờ cầu vồng đại diện chung cho cả một cộng đồng lớn, những là Pride Flag khác đại diện cho những nhóm nhỏ hơn của cộng đồng LGBT cũng đã từng được chấp nhận rộng rãi. Dưới đây là tổng hợp những loại cờ thường thấy trong cộng đồng LGBT.
3.1. Người đồng tính nữ
Lá cờ Lesbian Pride được nhận diện với hai biểu tượng Venus – đại diện cho nữ tính và sự quyến rũ được lồng chặt vào nhau trên nền cờ cầu vồng là hình ảnh biểu trưng cho người đồng tính nữ. Đây không chỉ là lá cờ nêu cao tinh thần tự do mà còn tôn vinh sự quyến rũ của những Lesbian, đồng thời thể hiện khát khao được là chính mình.
Không chỉ có Lesbian Pride, lá cờ nữ quyền đồng tính nữ với biểu tượng cây rìu hai lưỡi – biểu trưng cho nữ quyền được đặt trên nền màu tím – màu của các Lesbian được cho là biểu tượng của người đồng tính nữ.
Khác với lá cờ nữ quyền đồng tính nữ, Lipstick Lesbian là lá cờ tôn vinh sự nữ tính của phái đẹp. Với biểu tượng dấu môi son đầy quyến rũ, đây là lời khắng định hùng hồn: người đồng tính nữ vẫn có thể quyến rũ không thua kém bất kì người phụ nữ dị tính nào.
3.2. Người song tính
Giống như những người song tính – những người có thể nảy sinh cảm xúc lãng mạn với cả hai giới, lá cờ Bigender hoặc dual-gender thể hiện được đầy đủ đặc điểm giới tính của cộng đồng. Lá cờ với sọc màu hồng và xanh hòa vào nhau như sự giao thoa tuyệt đẹp giữa hai giới chỉ có ở những người song tính.
Lá cờ Bisexual với một sọc tím nổi bật xen vào giữa một nửa hai mảng màu xanh hồng – chính là biểu tượng đẹp đẽ nói lên đặc trưng trong khuynh hướng tình dục của những người song tính. Không phải xanh, không phải hồng, vạch màu tím vẫn nổi bật đặc biệt như lời tuyên thệ với thế giới về sự tồn tại của mình!
3.3. Người toàn tính
Những lá cờ biểu tượng cho người toàn tính – những người “mù giới”, có thể bị hấp dẫn bởi bất kì giới và giới tính nào cũng rất đa dạng. Chúng ta có thể dễ dàng nhận diện lá cờ toàn tính bằng hình ảnh sọc hồng, vàng, xanh trên lá cờ.
Trong đó, màu hồng hiện hữu như lời khẳng định về những người phụ nữ đã xác định bản dạng giới, màu vàng đại diện cho người dị giới, và màu xanh là hình ảnh của sự thu hút với những người đàn ông.
3.4. Người vô tính
Có rất nhiều lá cờ biểu tượng cho cộng đồng người vô tính trên toàn thế giới. Một trong số đó là cờ vô tính với bốn sọc ngang đen, xám, trắng, tím.
- Sọc đen đại diện cho người vô tính.
- Sọc màu xám tượng trưng cho á tính và bán tính,
- Sọc trắng biểu trưng cho các đồng minh, và cuối cùng,
- Sọc tím đại diện cho cộng đồng.
Cờ Agenda với các sọc đen xám xanh đối xứng cũng là một biểu tượng đại diện cho những người không nhận dạng giới. Ngoài ra, những lá cờ khác như Bear Flag hay cờ aromantic cũng là hình ảnh biểu trưng cho những người không xuất hiện cảm xúc lãng mạn với cả nam và nữ.
3.5. Người chuyển giới
Lá cờ của người chuyển giới (Trans Gender) được thiết kế rất đơn giản với hai sọc xanh hồng xen kẽ, ở giữa là sọc trắng. Lá cờ đại diện cho những khó khăn và đau đớn của cộng đồng này trên con đường tìm về bản ngã, trở lại làm chính bản thân mình.
Nếu như màu xanh đại diện cho người chuyển giới nam, màu hồng nhạt đại diện cho người chuyển giới nữ. Màu trắng lại là biểu trưng cho những người chưa hoặc băn khoăn trong việc xác định giới tính cụ thể.
Ngoài ra, cờ Twink với nền hồng xanh và biểu tượng hai mũi mác lồng vào nhau ở chính giữa là đại diện riêng cho những người chuyển giới nam với thân hình nhỏ nhắn, mảnh mai.
3.6. Người GenderQueer
GenderQueer là từ để gọi cộng đồng những người vượt lên trên mọi quy luật áp đặt của truyền thống và đặt ra. Họ không có khái niệ rõ ràng về giới tính của mình, GenderQueer không cảm thấy mình là nam, nhưng cũng không cho rằng bản thân là nữ. Chính vì thế, lá cờ của cộng đồng này được thiết kế với ba sọc tím trắng và xanh lục, thể hiện tinh thần tự do và bản dạng giới của mình.
3.7. Người liên giới tính
Liên giới tính là một khái niệm trong y học, theo đó, một người liên giới tính sẽ có hai cơ quan sinh dục (có thể là các cơ quan ẩn trong ổ bụng) thuộc cả hai giới. Người liên giới tính cũng được chấp nhận như một thành phần của cộng đồng LGBTQ+.
Với thiết kế đơn giản là vòng tròn màu tím khép kín nổi bật trên nền vàng, lá cờ đặc trưng cho cộng đồng người liên giới trở nên vô cùng đặc biệt giữa những biểu tượng sặc sỡ nhiều màu. Vòng tròn khép kín là hình ảnh của sự toàn vẹn hoàn hảo cũng như tiềm năng không giới hạn của những người song tính.
Và theo cách lý giải Intersex Human Rights Australia (IHRA) – tổ chức sáng tạo ra lá cờ liên tính, lá cờ này tượng trưng cho khát vọng được làm người bình thường và quyền được lựa chọn cách sống.
3.8. Người dị tính ủng hộ LGBT+ (Straight ally)
Những người dị ủng hộ LGBTQ+ đóng một vai trò rất lớn trong sự phát triển và được chấp nhận của 10% dân số có khác biệt về giới tính này. Những người dị tính ủng hộ LGBTQ+ (straight ally) giương cao lá cờ hình chữ V ngược với sáu màu sắc của cờ LGBT trên nền sọc đen trắng như một sự công nhận của cộng đồng người dị tính đối với những người thuộc cộng đồng LGBT.
4. Những biểu tượng LGBT hay gặp nhất trên MXH
Không chỉ có lá cờ cầu vồng, rất nhiều biểu tượng khác đã được cộng đồng LGBT sử dụng như một đặc điểm nhận dạng đặc biệt của mình.
4.1. Asexual Ring
Asexual Ring là cụm từ dùng để chỉ chiếc nhẫn đen thường được những người vô tính đeo ở cạnh ngón trỏ của bàn tay phải như một lời khẳng định về giới tính đặc biệt của mình. Đây là biểu tượng thường thấy nhất ở những người vô tính. Xuất hiện từ những năm 2000, biểu tượng này ra đời khi người vô tính tìm kiếm cách để thể hiện sự tự hào và giúp nhận biết lẫn nhau.
Asexual Ring được thiết kế đơn giản với màu đen – gam màu trung tính, đồng thời nó cũng là một trong các màu của cờ vô tính. Tuy nhiên, những chiếc Asexual Ring sẽ được thay đổi về màu sắc, chất liệu, kiểu dáng và các họa tiết trang trí tùy theo sở thích hay xu hướng của chủ nhân.
Những người bán tính (graysexual) thường chọn nhẫn có màu ánh xám/đen ngả sang đen trong khi những người vô ái thường chọn chiếc nhẫn màu trắng,..
Ngày nay, với mục đích thời trang, nhẫn đen thường được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên, những chiếc Asexual Ring vẫn được cho là biểu tượng của người song tính như sự tự hào về xu hướng tính dục của mình.
4.2. Cây Thủy Xương Bồ
Sở dĩ cây Thủy Xương Bồ trở thành một biểu tượng của cộng đồng LGBT là do xuất phát từ thế kỉ 19. Walt Whitman (1819 – 1892), nhà thơ của nền dân chủ – người được mệnh danh là nhà tiên tri của phong trào giải phóng đồng tính nam – cha đẻ của tập thơ Lá cờ – tác phẩm ảnh hưởng sâu sắc đến văn học Mỹ hiện đại.
Tập thơ Lá cờ của ông đã nói lên khát vọng tự do về thân xác và bản ngã. Nổi bật trong đó là chùm thơ viết về cây Acorus Calamus (cây thủy xương bồ) – một loài cây có hoa hình chồi như dương vật để miêu tả tình yêu đồng giới nam nam.
Từ đó, cây thủy xương bồ trở thành biểu tượng của tình yêu nam – nam bất diệt!
4.3. Vòng Tự Do
Vòng tự do (Freedom Rings) là đứa con tinh thần được thai nghén bởi David Spada. Ra đời năm 1991, sáu chiếc vòng đơn sắc theo trật tự màu sắc trên lá cơ cầu vồng được dùng như những vật trang trí trong phòng ngủ và nơi làm việc.
Ngày nay, vòng tự do được biết đến rộng rãi hơn với nhiều thù hình, tuy nhiên, nó vẫn không thay đổi về mặt ý nghĩa so với nguyên bản.
4.4. Hoa cẩm chướng màu xanh lá cây
Vào thế kỉ 19, nhà văn lỗi lạc Oscar Wilde – nhà văn lỗi lạc – đã bị xử tử hình vì “tội” đồng tình luyến ái nổi tiếng khi luôn xuất hiện với một bông hoa cẩm chướng xanh trên ve áo. Chính vì thế, hoa cẩm chướng xanh được tôn vinh như một biểu tượng cho những người đồng tính nam.
Ngày nay, dưới thời hiện đại, bông hoa cẩm chướng màu xanh được sử dụng như một huy chương tinh thần dành riêng cho những nhà văn lỗi lạc thuộc cộng đồng những người đồng tính.
4.5. Mật mã khăn tay
Mật mã khăn tay hay mã bandana là một hệ thống các quy ước mà ở đó các màu sắc được mã hóa, thường được những người đồng tính nam sử dụng để tìm kiếm bạn tình. Tùy vào màu sắc của khăn mà đối phương có thể nhận diện họ theo xu hướng tình dục nào (Romatic hay BDSM), đồng thời, chỉ ra xu hướng tình dục yêu thích (Top hay bot, ưu thế hay phục tùng).
4.6. Ký hiệu Lambda
Lambda có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ, năm 1968, kí tự này được Tom Doer – nhà hoạt động đồng tính tại New York chọn làm biểu tượng của những người đồng tính.
4.7. Ngựa Unicorn 1 sừng
Trong văn hóa phương Tây, ngựa một sừng (kì lân, hay unicorn) là biểu tượng của sự tự do. Chính vì lý do này, hình ảnh chú ngựa một sừng kéo theo dải cầu vồng bảy sắc xuất hiện trọng những cuộc biểu tình đòi bình đẳng đã trở thành biểu trưng cho cộng đồng LGBT từ những năm 1970.
4.8. Bàn Tay Tím ‘
Xuất hiện từ cuộc biểu tình mạnh mẽ đòi quyền bình đẳng cho Gay – cộng đồng những người đồng tính nam nổ ra ở San Francisco năm 1969, hình tượng bàn tay tím trở thành biểu trưng cho cộng đồng này.
4.9. Hoa tử la lan
Hoa tử la lan (Viola) với màu tím đặc trưng được biết đến rộng rãi như một biểu tượng cho tình yêu đồng tính nữ và song tính.
4.9 Mặt trăng đôi
Hình tượng hai mặt trăng khuyết tựa lưng vào nhau mang màu sắc tương tự như trên lá cờ Bisexual được số đông chấp nhận như một biểu tượng đẹp đẽ cho những người song tính.
4.10. Nút thắt màu trắng
Ở Mỹ – một quốc gia đề cao nhân quyền và bản ngã, nút thắt trắng là hình ảnh hữu hình hóa của một cuộc hôn nhân đồng giới: Thuần khiết và bền chặt.
4.11. Lông vũ xanh
Lông vũ xanh được người đồng tính sử dụng vào thời phục hưng – khi chưa có các biểu tượng hay lá cờ nào. Hình ảnh lông vũ được dùng như một dấu hiệu để khẳng định giới tính và xu hướng tình dục của bản thân vào thời này.
Này nay, tại các buổi trình diễn hay diễu hành theo phong cách phục hưng, những bộ trang phục lông vũ xanh vẫn được sử dụng như lời điểm danh cho sự góp mặt của cộng đồng LGBT.
Thế giới đã có những cái nhìn thân thiện hơn về những người thuộc cộng đồng LGBT, xong hành trình của những người đồng giới vẫn luôn là một con đường đây chông gai. Tin rằng, những LGBTQ+ vẫn sẽ mãi tự hào về bản thân mình, giương cao lá cờ LGBT bảy màu rực rỡ như một lời tuyên ngôn với thế giới về quyền tự do, bản ngã, và quyền được là chính mình!