Theo khảo sát cho thấy người trong cộng đồng LGBT chiếm 24% dân số thế giới nhưng theo nghiên cứu, con số này lại chỉ là 4%? LGBT chiếm bao nhiêu dân số thế giới còn đang là một bí ẩn.

1. LGBT ở Việt Nam chiếm bao nhiêu?

Hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa có thống kê chính xác về tỉ lệ người trong cộng đồng LGBT tại một vùng hoặc trong cả nước. Nhiều tổ chức tham gia khảo sát và nghiên cứu đã đưa ra những số liệu khác nhau. Có nghiên cứu cho rằng số người đồng tính tại Việt Nam là 0,09% dân số, có nghiên cứu lại cho rằng số liệu này ở mức khoảng 0,06 – 0,15%.

Riêng về người chuyển giới, Bộ Y tế Việt Nam thống kê được rằng cho tới năm 2015 đã nhận được tới gần 600 hồ sơ cá nhân yêu cầu, đề xuất cho phép sửa đổi giới tính sau phẫu thuật chuyển đổi giới tính (chưa kể đến những người chưa nộp đề xuất hoặc chưa phẫu thuật chuyển đổi hoàn toàn).

Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường đã hợp tác thăm dò trực tuyến với nội dung “Đặc điểm kinh tế, xã hội của nam giới có quan hệ tình dục đồng giới tại Việt Nam” bằng cách đăng tải những câu hỏi trực tuyến tại 5 diễn đàn dành cho cộng đồng những người đồng tính ở Việt Nam và đã nhận được kê quả như sau:

– Lượt nhấp chuột vào chương trình: 6.859 lượt.

– Lượt đủ điều kiện tham gia (Nam giới, từ 18 tuổi trở lên, sinh sống tại Việt Nam, có quan hệ tình dục đồng tính trong ít nhất 12 tháng qua): 3.231 người.

Trong đó:

– Độ tuổi trung bình: 20 – 30 tuổi.

– Nơi sinh sống / cư trú:

+ TP. Hồ Chí Minh: 60,66%.

+ TP. Hà Nội: 12,17%.

+ Các tỉnh thành khác: 27,17%.

– Trình độ học vấn:

+ Đại học, Cao đẳng, Trường nghề: 67,99%.

+ Sau Đại học: 10,15%.

+ Từ cấp 1 – cấp 3: 21,86%.

– Tình trạng hôn nhân:

+ Dự định lập gia đình (do áp lực từ gia đình, xã hội hoặc do mong muốn có con): 18,66%.

+ Chưa kết hôn: 81,34%.

– Tình trạng công khai:

+ Hoàn toàn giữ bí mật (về mối quan hệ hoặc về xu hướng tình dục của mình): 64,25%.

+ Công khai hoặc bí mật tùy vào mối quan hệ: 24,96%.

+ Gần như công khai: 5,31%.

+ Công khai hoàn toàn: 2,49%.

– Không tiết lộ xu hướng tình dục của bản thân:

+ Sợ sự kì thị từ xã hội: 40,77%.

+ Sợ sự ngăn cấm từ gia đình: 39,40%.

+ Sợ bị bắt nạt và trêu chọc: 28,50%.

+ Sợ mất việc: 9,79%.

Tuy nhiên, những số liệu này còn một vài hạn chế đó là chỉ có thể thăm dò và tổng hợp được một nhóm những người đồng tính nam có sử dụng internet và có biết tới cuộc khảo sát chứ chưa hoàn toàn chính xác 100%.

Gần đây, Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức một buổi hội thảo thảo luận về thực trạng người trong cộng đồng LGBT tại Việt Nam và cách để bảo vệ cho Quyền LGBT tại Việt Nam với mục đích cung cấp thêm thông tin cho những vị Đại biểu Quốc hội trước kỳ họp Quốc hội thứ 5. Buổi hội thảo này cho biết rằng nhiều nhà khoa học đã thừa nhận “tỷ lệ an toàn” của người LGBT ở Việt Nam là 3% (tính những người trong độ tuổi từ 15 – 59 tuổi).

Số lượng cộng đồng LGBT tại Việt Nam không hề nhỏ

2. LGBT chiếm bao nhiêu dân số thế giới

Nhiều nghiên cứu cho rằng tỉ lệ hấp dẫn tình dục với người đồng giới ở người liên giới tính có xu hướng cao hơn hợp giới (52% người liên giới tính là người đồng tính, song tính và 48% là người dị tính). Ngoài ra thì những người tự nhận mình là người đồng tính, song tính trong cộng đồng cũng tương đối phổ biến (khoảng 2 – 4%). Đây là số liệu tương đối chính xác cho câu hỏi LGBT chiếm bao nhiêu dân số thế giới.

Tuy nhiên, tỉ lệ trong nghiên cứu có thể chính xác hoặc không chính xác hoàn toàn tùy thuộc vào độ thành thật trong khai báo của mỗi người và chưa kể tới những người chưa tham gia khảo sát. Tại các quốc gia châu Á với nền văn hóa còn chút “bảo thủ”, theo khảo sát cho thấy tỉ lệ người trong cộng đồng LGBT thấp hơn so với các nước phương Tây cũng có thể do vấn đề về “Come-out” vì theo nghiên cứu khách quan lại cho thấy tỉ lệ người trong cộng đồng LGBT giữa các quốc gia không có sự khác biệt nhiều.

3. Ngày hội vận động “Ủng hộ hôn nhân đồng giới”

Buổi sáng ngày 12/5, ngày hội “Vận động 1.000.000 chữ ký ủng hộ hôn nhân đồng giới” được diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh với thông điệp “Ai cũng có quyền được yêu thương bình đẳng” gửi gắm tới những người Đồng tính, Song tính và Chuyển giới tại Việt Nam. Hoạt động chính của ngày hội bao gồm:

– Vận động tổng hợp 1.000.000 chữ ký ủng hộ kết hôn đồng giới.

– Cung cấp và chia sẻ những kiến thức về LGBT.

– Giao lưu và kết nối các cặp đôi đồng tính, song tính, và phụ huynh có con là người trong cộng đồng LGBT.

– Chia sẻ quá trình và các vấn đề về Luật.

– Giao lưu cùng các chuyên viên tư vấn tâm lý.

– Nhảy Flashmob với nội dung “Thức tỉnh đón cầu vồng”.

Trong ngày hội, những người trong cộng đồng LGBT, những người đang quan tâm tới cộng đồng LGBT và các bậc phụ huynh sẽ được cung cấp những tài liệu và kiến thức liên quan tới Đồng tính, Song tính, Chuyển giới… nhằm giúp cho mọi người có cái nhìn cởi mở và chính xác hơn về những đối tượng đang phải chịu sự kỳ thị từ xã hội.

Việc thu thập chữ ký ủng hộ kết hôn đồng giới tại Việt Nam nhận được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bạn trẻ. Bảng danh sách 1.000.000 chữ ký ủng hộ phần lớn được ký bởi các bạn trẻ là người trong cộng đồng và các bạn trẻ đang ủng hộ quyền LGBT.

Nhiều người đã cột băng, gắn huy hiệu Pride lục sắc lên túi xách hay ba lô… để thể hiện sự ủng hộ của mình với cộng đồng LGBT, khẳng định sự đa dạng giới của cộng đồng với xã hội đồng thời thức tỉnh chính bản thân mình hoặc những người trong cộng đồng hãy tự tin và sống là chính mình.

Những hoạt động với quy mô lớn được tổ chức hàng năm của cộng đồng LGBT

4. Người LGBT thuộc nhóm dễ bị tổn thương

Người Đồng tính, Song tính và Chuyển giới nói riêng hay người trong Cộng đồng LGBT nói chung thường phải chịu nhiều định kiến xã hội. Nhẹ thì bị coi là có suy nghĩ lệch lạc, đi ngược với tự nhiên, nặng hơn thì bị cho là bệnh hoạn, suy đồi… và đối với họ, đây là một trong những rào cản gây tổn thương nhất.

Vài năm về trước, hình ảnh những người trong cộng đồng LGBT không có nhiều thiện cảm và thường bị gắn liền với các hình ảnh liên quan đến tội ác hay tệ nạn xã hội… cùng với các nhìn sai lệch từ xã hội khiến họ càng trở nên giấu kín và khép mình. Có nhiều người chọn kết hôn với người khác giới mà mình không yêu do sức ép từ gia đình khiến cuộc sống hạnh phúc không được trọn vẹn. Họ loay hoay trong cuộc sống không phải là của mình, lo sợ một ngày nào đó mọi chuyện vỡ lở sẽ không biết phải sống tiếp ra sao. Không lối thoát, không lối đi riêng… họ dần trở nên tuyệt vọng và nhiều người đã chọn tự tử để giải thoát chính mình.

5. Những người LGBT khác biệt cần được hiểu

Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường đã nghiên cứu 1800 người là đồng tính nam và nhận thấy phần lớn trong số họ đều đang phải sống trong sự kỳ thị từ bạn bè và gia đình của mình. Họ đang hàng ngày phải đối mặt với nguy cơ bị bạo hành, mất bạn, mất việc, bị đuổi ra khỏi nhà, bị xâm hại tình dục,…

Các nhà tâm lý học và các chuyên gia về sức khỏe tâm thần đã đồng ý và chỉ ra rằng “LGBT không phải một căn bệnh”. Họ ngừng nghiên cứu về các nguyên nhân dẫn đến Đồng tính, Song tính, Chuyển giới… và chuyển sang nghiên cứu về những ảnh hưởng của việc kỳ thị tới những người trong cộng đồng LGBT và cách để xóa bỏ định kiến.

Việc tự tin công khai nói về xu hướng tình dục hoặc bản dạng giới của mình là vô cùng quan trọng không chỉ liên quan tới vấn đề về sức khỏe, tâm lý và lòng tự trọng mà còn góp phần tạo thêm động lực công khai cho những người khác đồng thời khiến xã hội có cái nhìn đúng đắn hơn về LGBT và nhìn nhận sự tồn tại của họ.

Cuộc triển lãm “Tình yêu và giới tính” được mở vào tháng 11/2009 tại TP. Hồ Chí Minh và các trường Đại học là hoạt động truyền thông đầu tiên công khai về các vấn đề liên quan đến LGBT kéo theo nhiều hoạt động tích cực sau đó đã giúp cộng đồng nhìn rõ hơn phần nào thế giới của những người là LGBT.

Giúp cộng đồng LGBT có thể phát triển hơn không phải hành động lôi kéo hay cổ súy mọi người trở thành một phần của cộng đồng mà là đang giúp những người trong cộng đồng có thể tự tin sống với chính mình, hiểu rõ chính mình, xua tan sợ hãi, hướng tới cuộc sống tích cực và bình đẳng hơn, có thể đóng góp nhiều lợi ích cho xã hội mà không sợ bị phân biệt, kỳ thị.

Pride Festival – Lễ hội Tự hào được tổ chức hàng năm tại khắp mọi quốc gia nhằm nhắc nhở mỗi cá nhân rằng con người khi sinh ra, ai cũng có quyền được bình đẳng, quyền được yêu thương và yêu thương bất cứ ai không là một tội lỗi. Tại Lễ hội này, những người trong cộng đồng LGBT cùng những người ủng hộ quyền LGBT sẽ cùng diễu hành và tham gia các hoạt động tự hào giao lưu, kết nối lẫn nhau với hy vọng xã hội sẽ ngày càng cởi mở và nhìn nhận họ đúng đắn hơn.

Những con số thống kê trên thế giới hiện nay chưa hoàn toàn chính xác

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề LGBT chiếm bao nhiều dân số thế giới. Tôi tin chắc chắn thông tin trên đã giúp bạn hiểu được cộng đồng LGBT luôn ở quanh bản thân mỗi người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *