LGBT là gì? Đây là từ viết tắt của lesbian (đồng tính nữ), gay (đồng tính nam), bisexual (song tính), transgender (chuyển giới). Đây là các từ để mô tả các xu hướng tính dục của con người. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về cộng đồng LGBT qua bài viết này nhé!
1. LGBT là gì? LGBT viết tắt cho chữ gì?
LGBT là viết tắt của 4 chữ Lesbian (đồng tính nữ), Gay (đồng tính nam), Bisexual (song tính), Transgender (chuyển giới). Đặc điểm chung của cộng đồng LGBT là họ có giới tính thật (biểu hiện qua lời nói, hành động, cử chỉ) khác với giới tính họ đang mang. Cụ thể:
- Đồng tính nữ (lesbian) là thuật ngữ dùng để mô tả người đồng tính luyến ái nữ, họ có rung động, cảm xúc yêu đương với những người phụ nữ khác.
- Đồng tính nam (gay) là khái niệm mô tả xu hướng tính dục giữa nam và nam, họ bị thu hút về mặt thể xác và tâm hồn bởi người cùng giới.
- Song tính hay lưỡng tính (bisexual) là chỉ những người bị hấp dẫn về mặt cảm xúc và tình dục cả hai giới (nam và nữ). Họ sẽ không rõ ràng về việc thích nam hay nữ hơn, điều này còn phụ thuộc vào trái tim, cảm xúc của họ.
Ngoài các xu hướng như trên, cộng đồng LGBT ngày càng có nhiều nhãn dán mới như Non-binary (Phi nhị nguyên giới), Pansexual (người toàn tính), Asexual (người vô tính), Demisexual (người Á tính),… mà chưa thể thống kê được hết. Tuy nhiên nhờ có sự đa dạng này, cộng đồng LGBT có thể tìm được không gian là chính mình, thể hiện mình, để chấp nhận và tự hào về bản dạng giới của mình.
2. Cờ LGBT – Biểu tượng của cộng đồng LGBT
Có rất nhiều biểu tượng cho cộng đồng LGBT thế nhưng lá cờ lục sắc chính là biểu tượng đặc trưng và thể hiện niềm tự hào to lớn của cộng đồng này. Với 6 màu: đỏ, cam, vàng, xanh lá, xanh dương, tím chúng vừa tượng trưng cho sự đa dạng của cộng đồng, vừa thể hiện niềm hy vọng cũng như khát khao được tôn trọng, bình đẳng của xã hội dành cho họ. Đặc biệt, mỗi màu sắc lại mang một ý nghĩa cao cả khác nhau:
– Màu đỏ tượng trưng cho dũng khí
– Màu cam biểu tượng của nhận thức và khả năng vô hạn
– Màu vàng tượng trưng cho những thách thức
– Màu xanh là biểu trưng cho sự khích lệ và nỗ lực phấn đấu
– Màu xanh dương tượng trưng cho niềm tin, hy vọng và sự hỗ trợ
– Màu tím biểu trưng cho sự đoàn kết, hòa hợp, thống nhất
Không chỉ có một biểu tượng chung cho cả cộng đồng, với mỗi nhóm xu hướng tính dục họ lại có một lá cờ đại diện khác nhau. Chẳng hạn:
- Cờ của người đồng tính nữ (lesbian)
Lá cờ của đồng tình nữ gồm 7 màu chuyển dần từ tím sang đỏ, đại diện cho 7 màu son môi khác nhau. Nó vừa tôn vinh sự quyến rũ của phụ nữ, vừa nêu cao tinh thần tự do, khát khao là chính mình.
- Cờ của người song tính (bisexual)
Lá cờ của cộng đồng người song tính ra đời năm 1998 được thiết kế bởi Michael Page. Màu hồng tượng trưng cho cho sự hấp dẫn người cùng giới, màu xanh tượng trưng cho sự hấp dẫn người khác giới còn màu tím ở giữa tượng trưng cho sự hấp dẫn cả hai giới.
- Cờ của người toàn tính
Lá cờ của người toàn tính có ba màu. Màu hồng đại diện cho người phụ nữ đã xác định giới tính. Màu vàng đại diện cho người khác giới hoặc không giới tính.
- Cờ của người chuyển giới (Transgender)
Cờ của người chuyển giới thiết kế khá đơn giản gồm 3 màu xanh dương, trắng, hồng xen kẽ với nhau. Màu xanh đại diện cho người chuyển giới nam, màu hồng đại diện cho người chuyển giới nữ còn màu trắng thì đại diện cho những người chưa xác định, chưa biết mình là ai.
Ngoài ra còn rất nhiều lá cờ biểu tượng cho các nhóm khác nhau, trên đây chỉ là một số những biểu tượng quen thuộc mà chúng ta thường thấy khi nói đến cộng đồng LGBT.
3. Ngày chống kì thị cộng đồng LGBT
Ngày 17/05/1990, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã chính thức loại bỏ đồng tính ra khỏi danh sách bệnh tâm thần. Trải qua nhiều năm đấu tranh của hơn 24000 cá nhân và các tổ chức về LGBT, thì đến ngày 17/05/2014 Liên Hợp Quốc đã thông qua và chọn đó là ngày Quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính, dị tính và chuyển giới (LGBT). Hay còn được viết tắt là IDAHOT (International Day Against Homophobia, Biphobia, Interphobia & Transphobia).
Đây được coi là một dấu mốc lịch sử, một sự kiện quan trọng đối với cộng đồng LGBT.
Vài năm trở lại đây, ngày Quốc tế chống kỳ thị LGBT đã được mọi người quan tâm và ủng hộ nhiều hơn. Rất nhiều các hoạt động bổ ích được tổ chức ví dụ như lễ diễu hành, VietPride, các hội thảo về LGBT,… với sự ủng hộ và hỗ trợ từ nhiều nhãn hàng hay của xã hội.
4. Những cụm từ tránh dùng khi nói về cộng đồng LGBT
Bệnh đồng tính
Những nhà Tâm lý Học tiến bộ và các Tổ chức Y tế đã phản đối gay gắt về việc “điều trị bệnh đồng tính” và Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ khẳng định rằng: “Đồng tính không phải là bệnh”.
Tháng 6/2012, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng vùng đồ thị trên não của người đồng tính khác với người hợp giới. Thế nên, “đồng tính” được ảnh hưởng bởi nguyên nhân sinh học, hoàn toàn không phải căn bệnh và có thể điều trị bằng biện pháp tâm lý.
Thuộc giới tính thứ 3/ thế giới thứ 3
Việc sử dụng những từ ngữ như trên khi gọi những người trong cộng đồng LGBT sẽ thể hiện sự tách biệt, phân biệt đối xử bởi LGBT không phải là một giới tính như bạn nghĩ.
Bóng/ Bê đê/ Ái nam/ Ái nữ
Đây là các từ lóng mà nhiều người hiện nay thường dùng để chỉ cộng đồng LGBT. Thế nhưng, những từ này sẽ khiến họ cảm thấy tổn thương, không được tôn trọng và cảm thấy bị miệt thị. Thay vào đó, bạn hãy tìm hiểu và sử dụng ngôn từ một cách lịch thiệp và đúng với bản dạng giới hay xu hướng tính dục của họ nhé.
Khác với người bình thường
người bình thường được nhắc đến ở đây là người dị tính. Người trong cộng đồng LGBT cũng là người bình thường nhưng đôi khi chính câu nói đó cũng dễ khiến họ bị tổn thương. Thay vào đó bạn có thể nói: “…như những người khác, số đông mọi người” để họ không còn cảm giác bị phân biệt.
5. Cách bảo vệ sức khỏe khi biết mình thuộc cộng đồng LGBT
5.1 Chăm sóc sức khỏe tinh thần
Khi nhận ra mình thuộc cộng đồng LGBT, rất nhiều bạn cảm thấy hoang mang và lo sợ bố mẹ, bạn bè, người thân sẽ phát hiện, không chấp nhận mình. Rồi xã hội, mọi người xung quanh sẽ nhìn mình bằng ánh mắt kì thị, phân biệt và rất nhiều khó khăn bạn phải vượt qua nếu như muốn “come out”. Thế nên, hãy sở hữu một tinh thần lạc quan, vui vẻ, thoải mái sẽ giúp bạn tự tin sống là chính mình.
5.2 Không sử dụng chất kích thích
Đôi khi bạn thấy lo lắng, sợ hãi, cô đơn nên muốn dùng các chất kích thích để giảm bớt hay trốn tránh những cảm xúc đó. Thế nhưng điều này chỉ là nhất thời, nó sẽ không giúp bạn giải quyết được vấn đề mà ngược lại còn khiến sức khỏe của bạn giảm sút hơn nhiều. Đừng để bản thân lệ thuộc vào chất kích thích mà hãy tỉnh táo tìm hướng giải quyết tốt nhất.
5.3 Phòng tránh các bệnh tình dục
LGBT có quan hệ tình dục đồng tính thường có nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm về đường tình dục rất cao. Cũng như bao người khác, sức khỏe là điều quan trọng thế nên hãy chú ý kiểm tra sức khỏe theo định kỳ, đảm bảo bản thân luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục và chung thủy với bạn tình. Đây chính là giải pháp quan trọng nhất giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân và người ấy.
Qua bài viết này, mong rằng bạn đã có những hiểu biết cơ bản về thuật ngữ LGBT là gì và cộng đồng LGBT để có cái nhìn, cái thay đổi nhận thức tích cực góp phần xây dựng sự công nhận cộng đồng LGBT trong xã hội.