Những cụm từ kỳ thị, phân biệt đối xử luôn được gắn liền với cộng đồng LGBT tại Việt Nam. Trải qua một thập kỷ ngày LGBT Việt Nam đã đạt được những quả ngọt tuyệt vời, cộng đồng thiểu số đã được xã hội nhìn nhận tích cực hơn mặc dù vẫn còn đâu đó những ánh mắt thiếu thiện cảm.
1. Ngày Việt Nam chống kỳ thị cộng đồng LGBT
Ngày 17/5 hàng năm là ngày thế giới chống lại nạn phân biệt đối xử với những người thuộc cộng đồng LGBT cùng nhiều hành động ý nghĩa được tổ chức như liên hoan nghệ thuật, tổ chức hội thảo, văn hóa văn nghệ, thi tài năng tổ chức riêng cho người LGBT,…
Ngày LGBT tại Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên năm 2011 với sự tham gia của không chỉ những người trong cộng đồng mà còn thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội như các nhà hoạch định chính xác, lãnh đạo ban ngành, giới truyền thông.
Vào ngày 17/5/1990 đồng tính luyến ái được Tổ chức y tế thế giới WHO-loại khỏi danh sách các căn bệnh. Nhân sự kiện này, cộng đồng LGBT đã chọn làm ngày Quốc tế chống kỳ thị đồng tính và chuyển giới, viết tắt là IDAHOT (International Day Against Homophobia and Transphobia).
2. Quyền chuyển đổi giới tính ảnh hưởng thế nào đến LGBT Việt Nam
Ngày 24 tháng 11 năm 2015, quyền chuyển đổi giới tính tại Việt Nam chính thức được hợp pháp hóa sau khi Bộ luật dân sự sửa đổi 2015 cho phép chuyển đổi giới tính và thay đổi nhân thân, hộ tịch sau thực hiện chuyển đổi đã được Quốc hội thông qua.
Với việc công nhận quyền chuyển đổi giới tính, cộng đồng LGBT tại Việt Nam đã có thể thực hiện được ước mơ sống với giới tính thật của mình. Dù đến thời điểm hiện tại, pháp luật vẫn chưa cho phép thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính trong nước song đã gián tiếp tạo điều kiện để người LGBT có thể phẫu thuật tại nước ngoài và thực hiện quyền thay đổi nhân thân khi đã hoàn thiện.
3. Hơn 10 năm chiến đấu và thành quả được công nhận
Một thập kỷ nhìn lại kể từ ngày LGBT được tổ chức tại Việt Nam, cộng đồng LGBT nước ta có quyền vui mừng khi đã được xã hội nhìn nhận một cách tích cực hơn. Việt Nam không phải là quốc gia đi sớm với các phong trào LGBT nếu so với các nước trên thế giới nhưng 10 năm qua, cộng đồng LGBT đã gặt hái được nhiều thành công.
Trong đó phải kể đến 2 cột mốc đáng nhớ đối với cộng đồng những người này đó là sự kiện Quốc hội chính thức thông qua Luật hôn Hôn nhân và gia đình (tháng 5/2014), chính thức từ bỏ cấm kết hôn đồng giới dù không thừa nhận.
Các cặp đôi cùng giới có thể chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không được thừa nhận bất kỳ quyền pháp lý, sự bảo vệ nào từ pháp luật. Điều này được ví như cánh cửa đã được tháo chốt.
Sự kiện thứ 2 có ý nghĩa cũng lớn lao không kém đó là quyền thay đổi giấy tờ của người chuyển giới quy định trong Bộ luật Dân sự ngày 1/1/2015 được Quốc hội thông qua cho phép người đã thực hiện chuyển đổi giới tính có thể thay đổi nhân thân, hộ tịch.
Kể từ đây, cộng đồng LGBT đã được biết tới và quan tâm nhiều hơn trong mọi vấn đề của xã hội. Mặc dù chưa được xếp vào giới tính cụ thể như nam hay nữ dị tính nhưng họ cũng đã được tạo điều kiện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe (dù còn nhiều hạn chế), có cơ hội tham gia hoạt động giải trí, làm việc trong các tổ chức mang tính pháp lý…
Không chỉ thái độ của xã hội mà thái độ của chính những người trong cộng đồng LGBT về mình cũng đã thay đổi đáng kể trong suốt 10 năm này. Cộng đồng đã đạt được nhiều bước tiến mới, những vui buồn, thành công và thách thức.
Có thể gọi một thập kỷ đã qua của cộng đồng LGBT là thập kỷ đáng tự hào, những đấu tranh của họ đã gặt hái được quả ngọt, tạo tiền đề cho những bước tiến tiếp theo trên con đường giành lại quyền lợi cho cộng đồng của mình.
4. Cộng đồng LGBT Việt Nam có thực sự không còn bị kỳ thị
Tại Việt Nam, có 2 luồng quan điểm xung quanh cộng đồng LGBT đang tồn tại đó là:
4.1 Không kỳ thị cộng đồng LGBT
Xét về mặt tích cực thì cộng đồng LGBT Việt Nam đã nhận được rất nhiều giá trị tích cực, cái nhìn kỳ thị của số đông trước đây dường như đã được loại bỏ, thay thế vào đó là những sự ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức xã hội trong nước dành đến cho người LGBT.
Những người trong cộng đồng này có thể tham gia tích cực vào các hoạt động bề nổi như giải trí và trở thành người truyền cảm hứng cho không chỉ những người trong cộng đồng LGBT mà cả những người khác trong xã hội. Những Lưu Hương Giang, Phùng Trương Trân Đài, Nhật Hà, Lê Thiện Hiếu… là cái tên nổi bật có những hoạt động tích cực, được số đông xã hội ủng hộ.
4.2 Nhóm kỳ thị cộng đồng LGBT
Đó chưa phải là tất cả, ở một góc khuất nào đó trong xã hội, cộng đồng LGBT vẫn phải nhận về sự mỉa mai, châm chọc thậm chí là xúc phạm danh dự, nhân phẩm của một bộ phận nhỏ những người có suy nghĩ cực đoan, thiếu cái nhìn khách quan thậm chí mang tính tiêu cực khi đề cập đến người LGBT.
Người chuyển giới, đồng tính, song tính… trong cộng đồng LGBT phải chịu những bất công bởi những định kiến, đa số không tìm được tình yêu đích thực, có thể cảm thông chia sẻ với họ, thậm chí trở thành nạn nhân của tệ nạn mại dâm, dẫn đến những hệ lụy xấu cho chính bản thân người LGBT và toàn xã hội.
Trong môi trường giáo dục, những người LGBT rất dễ là nạn nhân của bạo lực học đường. Họ có thể bị xúc phạm bằng lời nói, bạo lực về thể xác, bị cô lập với những người còn lại. Cộng đồng LGBT chịu sự phân biệt đối xử quá hà khắc mà không đáng phải chịu đựng.
Không những thế, những cái nhìn tiêu cực đối với người LGBT còn xảy ra ở chính những người thân, họ không chấp nhận được con cháu mình mang xu hướng tình dục khác thường. Chính những hành động cố tình hay vô tình của người thân đã khiến cộng đồng LGBT bị tổn thương và sống thật với bản thân là điều vô cùng khó khăn với những người này.
Ngày LGBT Việt Nam thật sự có ý nghĩa đối với cộng đồng LGBT. Ngày nhắc nhở tất cả mọi người trên đất nước nhớ rằng cộng đồng LGBT không thể tách rời xã hội và họ cũng cần có quyền nhân thân và quyền bình đẳng như những người phân giới khác.