Người chuyển giới là gì? Người chuyển giới (tiếng Anh là Transgender) là một thuật ngữ dùng để chỉ những người có bản dạng giới không giống với giới tính khi họ được sinh ra. Làm thế nào để nhận biết người chuyển giới và họ có những điều gì thú vị? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Định nghĩa người chuyển giới là gì?

Người chuyển giới hay còn được gọi là Transgender là những người có cảm nhận về giới hay bản dạng giới khác với đặc điểm giới tính khi được sinh ra. Ví dụ bạn sinh ra là nữ nhưng nghĩ mình là nam và ngược lại sinh ra là nam và nghĩ mình là nữ. Ngoài ra, người chuyển giới còn có một số tên gọi khác như: người hoán tính, người chuyển đổi giới tính,…

Không phải cứ phẫu thuật thì mới được coi là người chuyển giới, bởi không phải ai cũng có đủ điều kiện về kinh tế, sức khỏe. Họ chỉ làm nếu như họ thực sự mong muốn và cho rằng đó là điều giúp họ hoàn thiện bản thân mình. Điều quan trọng là cảm nhận và khát khao muốn được trở thành ai của bạn.

Theo Trung tâm quốc gia về Bình đẳng người chuyển giới tại Mỹ, có rất nhiều khái niệm “người chuyển giới” khác nhau do cách nghĩ và cách nhìn nhận của mỗi người. Tuy nhiên, dù có nhiều khái niệm thì đây cũng phải là một căn bệnh rối loạn hay lệch lạc tâm lý. Bởi năm 2018, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã chính thức loại bỏ “rối loạn bản dạng giới” có liên quan đến người chuyển giới ra khỏi danh sách các bệnh tâm thần.

Người chuyển giới là người như thế nào

2. Cách nhận biết chính xác về người chuyển giới

Để nhận biết đó có phải là người chuyển giới hay không cần phụ thuộc rất nhiều yếu tố, quan trọng nhất là cần biết cảm nhận bên trong của người đó nghĩ mình thuộc giới nào. Thế nhưng không phải người chuyển giới nào cũng sẵn sàng công khai với bạn, vậy nên bạn có thể quan sát một số đặc điểm dưới đây để nhận biết họ.

2.1 Ngoại hình

Để trở thành một người chuyển giới hoàn chỉnh thì bạn phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật cũng như cần một thời gian khá dài để các đường nét trở nên hoàn thiện, mềm mại. Nhưng không phải ai cũng có đủ khả năng và thời gian làm điều đó, nhiều người chuyển giới (nhất là chuyển giới nữ) thường chọn cách trang điểm đậm để che đi các đường nét nam tính.

Bạn có thể quan sát phần một số đặc điểm ngoại hình sau để nhận ra họ:

– Phần quai hàm, quai hàm nam sẽ thô và vuông hơn quai hàm nữ

– Phần eo và hông của nam giới thì thô và cứng, còn nữ thì mềm mại, có đường cong

– Khung xương vai của nam cao, vuông và to còn nữ thì nhỏ, thấp

– Phần yết hầu (trái cố) của nam giới to và nhô ra ngoài, nữ giới thì không có hoặc chỉ hơi nhô 1 chút nhưng cũng khó có thể nhận ra

– Bàn tay của nữ giới thường nhỏ, các ngón tay thon dài, còn nam giới thì to và có nhiều phân gân nổi lên

– Những người chuyển giới nữ thường dù có tập luyện thì dáng đi của họ vẫn chưa thể uyển chuyển, mềm mại như nữ giới được nên bạn sẽ thấy họ có dáng đi vẫn còn khá nam tính, mạnh mẽ

2.2 Giọng nói

Dù nhiều người chuyển giới đã phẫu thuật để có vẻ ngoài hoàn thiện khiến bạn khó nhận ra thì giọng nói của họ có thể giúp bạn nhận biết được. Bởi giọng nói không thể thay đổi bằng phẫu thuật mà cần quá trình lâu dài để tập luyện để chuyển từ giọng nam sang nữ hoặc ngược lại.

2.3 Công việc hiện tại

Thật khó để biết một người có phải là chuyển giới hay không nếu như đánh giá qua công việc họ đang làm. Bởi có định kiến cho rằng người trong cộng đồng LGBT thường có xu hướng làm việc trong nghệ thuật. Tuy nhiên điều đó không đúng, họ không chỉ thành công trong mỗi lĩnh vực nghệ thuật mà còn làm nhiều ngành nghề khác nhau.

Cách nhận diện đặc trưng của người chuyển giới

3. Những thông tin thú vị về các Transgender

3.1 Có xu hướng tính dục đa dạng

Bản dạng giới và xu hướng tính dục là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nếu như bản dạng giới là cách một người cảm nhận, suy nghĩ họ là ai mà không phải dựa trên giới tính sinh học thì xu hướng tính dục là khả năng người đó bị hấp dẫn về mặt tình cảm và thể chất với một ai đó.

Tức là, không phải cứ chuyển giới thì nhất thiết phải yêu nam/nữ dị tính, họ có thể có xu hướng tính dục dị tính, đồng tính, song tính hay vô tính. Hiểu đơn giản, người chuyển giới nam có thể yêu người chuyển giới nữ, yêu bisexual,… và cũng có rất nhiều cặp đôi như vậy.

3.2 Phong cách ăn mặc không quá nổi bật

Cũng giống như chúng ta, phong cách ăn mặc là do sở thích, nhu cầu, cá tính quyết định. Không phải cứ ăn mặc nổi bật hay bình thường thì là người chuyển giới. Họ có thể ăn mặc đóng giả gái hay trai, hoặc tầm thường tùy vào mục đích, nghề nghiệp, sở thích. Miễn sao trang phục đó thoải mái, khiến họ thể hiện được con người của mình. Nhưng thực tế cho rằng, có rất nhiều người trong cộng đồng LGBT ăn mặc rất phong cách và thành công trong lĩnh vực thời trang.

3.3 Khá khó tính trong việc xưng hô

Hầu hết người chuyển giới mong muốn được nhìn nhận và xưng hô theo giới họ mong muốn. Nếu bạn chưa biết nên xưng hô thế nào thì hãy lắng nghe, quan sát những người xung quanh xưng hô với họ. Cách đơn giản nhất là hỏi họ muốn xem mình có thể gọi họ như thế nào, trong trường hợp bạn xưng hô sai thì hãy xin lỗi ngay lập tức và chuyển qua một chủ đề khác tránh sự lúng túng.

3.4 Không thích bị gọi bằng tên khai sinh

Đối với người chuyển giới, việc dùng tên khai sinh để xưng hô sẽ khiến họ thấy bối rối, khó chịu vì đó là cái tên họ không muốn nghe, không phù hợp với bản thân hiện tại. Hãy chủ động hỏi và tôn trọng cái tên mà họ đang dùng để xưng hô hiện giờ. Ngoài ra, nếu biết tên thật của họ thì bạn cũng không nên nói cho những người khác biết nếu chưa được sự đồng ý của họ.

3.5 Cảm thấy việc come – out trở nên khó khăn

Công khai hay come – out là điều mà tất cả các bạn trong cộng đồng LGBT đều mong muốn được làm sớm nhất và được chấp nhận. Người chuyển giới cũng vậy, khi công khai tức là bạn sẽ được sống một cuộc sống mới, một con người mới và được mọi người chấp nhận, tôn trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng come-out vì họ sợ bị phản đối, bị soi mói và tiết lộ về “phiên bản cũ” của họ. Đối với một số người, come-out cũng là điều khá khó khăn và cần nhiều thời gian mới đưa ra quyết định được.

3.6 Không cần trải qua phẫu thuật chuyển giới

Liệu cứ phải phẫu thuật thì mới được xem là người chuyển giới? Không, điều này hoàn toàn sai lầm bởi vì phẫu thuật chỉ làm thay đổi vẻ bề ngoài còn cái quan trọng ở đây là cảm nhận, suy nghĩ ẩn sâu bên trong của họ. Bạn là nam nếu bạn nghĩ mình là nam dù khi sinh ra có giới tính sinh học là nữ và ngược lại.

Có người chuyển giới sang nam chỉ cần phẫu thuật thu nhỏ ngực, hay chuyển sang nữ thì phẫu thuật bơm ngực. Vậy nên không nhất thiết cứ phẫu thuật là chuyển giới, mặc dù có một số người mong muốn làm điều này để hoàn thiện chính mình. Bản dạng giới không phụ thuộc bất kỳ vào quá trình phẫu thuật hay đặc điểm nào.

3.7 Nên tránh những câu chuyện tế nhị

Không chỉ chúng ta không thích nghe những câu chuyện thiếu tế nhị mà người chuyển giới cũng vậy. Đừng bao giờ hỏi họ là bạn đã phẫu thuật chưa, sao lại không phẫu thuật hay những câu hỏi liên quan đến cuộc sống tình dục. Thậm chí là những câu hỏi bạn chuyển giới để thỏa mãn “chuyện ấy” ư?

Những câu hỏi đó không chỉ thể hiện bạn bất lịch sự mà còn khiến họ thấy như bị kì thị, bị tổn thương sâu sắc về mặt tinh thần. Cách tốt nhất là hãy nói những câu chuyện bình thường, có thể hỏi han về sức khỏe, sở thích của họ.

3.8 Dễ bị tổn thương

Nếu chưa hiểu rõ về người chuyển giới thì những câu nói, câu hỏi của bạn rất dễ khiến họ tổn thương mặc dù bạn không cố ý. Đặc biệt những câu nói khiến họ gợi lại quá khứ, chẳng hạn như: “Bạn thật dũng cảm khi phẫu thuật”, “Trông bạn cứ như một người phụ nữ thật sự vậy”, “Giọng bạn vẫn hơi khàn chưa giống con gái lắm”. Vì vậy, khi nói chuyện với họ hay để ý và cân nhắc từ ngữ của mình để tránh làm đối phương tổn thương nhé.

4. Quyền của người chuyển giới tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, xã hội Việt Nam đã dần cởi mở và pháp luật cũng có những quy định rộng mở hơn cho người chuyển giới thừa nhận giới tính của mình.

4.1 Quy định chuyển đổi giới tính

Theo thống kê của Bộ Y Tế, tại Việt Nam có khoảng từ 250.000 – 300.000 người có nhu cầu muốn chuyển giới và trên thực tế con số này còn lớn hơn rất nhiều. Trong vài năm gần đây, mọi người đã không còn thái độ kỳ thị và phân biệt người chuyển giới. Điều này đã được quy định tại Điều 36 Bộ luật dân sự 2015 như sau.

Cá nhân có quyền xác định lại giới tính trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình cần sự can thiệp của y tế học để xác định rõ ràng, chính xác.

Như vậy, luật pháp Việt Nam đã dần mở ra cánh cửa, cho phép những người đã tiến hành chuyển giới có thể đăng ký xác định giới tính thật sự của mình và mở ra việc xây dựng dự thảo luật về chuyển đổi giới tính. Chuyển đổi giới tính có thể thực hiện theo quy định của pháp luật.

4.2 Thay đổi thông tin cá nhân trên thẻ Căn cước công dân

Căn cứ vào Điểm e Khoản 1 Điều 37 của Bộ luật dân sự 2015, người chuyển giới có quyền và nghĩa vụ đăng ký để thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật: quyền thay đổi họ tên, thay đổi hộ tịch,…Tại Điều 28 của Bộ luật này thì công dân có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ tên trong trường hợp đã chuyển đổi giới tính.

Theo Điểm d Khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân năm 2014, công dân có quyền được đổi, cấp lại thẻ CCCD trong trường hợp đã xác định lại giới tính. Như vậy, dù bạn có phẫu thuật chuyển giới tại nước ngoài thì vẫn được đăng ký thay đổi họ tên trên giấy tờ.

So với trước đây, Bộ luật dân sự 2015 của pháp luật Việt Nam được coi là một bước tiến lớn, tạo ra nhiều điều kiện, hành lang pháp lý cho việc chuyển đổi giới tính.

Những quyền lợi hiện người chuyển giới có tại Việt Nam

Thông tin phía trên đã cung cấp về chủ đề người chuyển giới là gì? Ngày nay, người chuyển giới nói riêng và cộng đồng LGBT nói chung luôn đấu tranh không ngừng để có thể vượt qua sự kỳ thị cũng như khẳng định vị trí của bản thân trong xã hội. Dù là ai, họ cũng đều là những công dân có trách nhiệm, xứng đáng được tôn trọng và yêu quý. Vì vậy, nếu xung quanh bạn có người chuyển giới thì hãy đối xử thật bình đẳng và học cách thấu hiểu để khiến họ không bị tổn thương.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *